Công nghệ và thiên tai xung đột tạo thảm họa "natech"

Định nghĩa của thuật ngữ này ngày càng được được phổ biến rộng rãi khi biến đổi khí hậu làm gia tăng các cơn bão và cháy rừng.

Tháng 8 vừa qua, trận cháy rừng dữ dội ở California đã bùng phát qua các cộng đồng ở vùng núi Santa Cruz. Sau khi đám cháy được dập tắt, các quan chức địa phương đã khuyến cáo một số cư dân trở về nhà không sử dụng nước sinh hoạt. Benzen, một chất gây ung thư đã được phát hiện trong nguồn cung cấp nước. Hóa chất có thể được giải phóng bởi các ống nhựa nóng chảy trong quá trình cháy.

Công nghệ và thiên tai xung đột tạo thảm họa natech
Cơn bão Sandy đổ bộ vào Mỹ năm 2012 gây ra hậu quả nặng nề.

Các nhà khoa học gọi những sự kiện như thế này là “natech”, hay những thảm họa công nghệ do thiên tai gây ra. Được đặt ra vào năm 1994, thuật ngữ này ban đầu được áp dụng cho các sự cố công nghiệp như tràn hóa chất hoặc nhiên liệu xảy ra sau bão, động đất và các hiểm họa thiên nhiên khác. “Tuy nhiên, định nghĩa của natech gần đây đã được mở rộng. Nó hiện bao gồm mọi thảm họa phát sinh do thiệt hại bởi thiên tai gây ra đối với cơ sở hạ tầng dựa vào công nghệ”.

Điều đó bao gồm các thảm họa liên quan đến cung cấp điện và nước. Yu nói rằng việc tìm thấy benzen trong nước uống sau các trận cháy rừng là một ví dụ cụ thể. Natech hiện cũng bao gồm các thảm họa có khả năng gây ra khủng hoảng nhân đạo, như thảm họa lò phản ứng hạt nhân Fukushima năm 2011 ở Nhật Bản, gây ra bởi trận động đất 9 độ Richter và sóng thần sau đó.

Theo một nghiên cứu trong Sổ tay  Nghiên cứu Thảm họa năm 2018, tần suất sử dụng “natech” đang gia tăng trên toàn thế giới. Ngày càng có nhiều người di chuyển đến các bờ biển và rìa các khu vực hoang dã, những nơi dễ bị ảnh hưởng bởi các hiểm họa thiên nhiên, đặc biệt là bão và cháy rừng. Cần có các nhà máy điện, công trình cấp nước và mạng lưới cáp quang internet để hỗ trợ các trung tâm dân cư đang phát triển này. Với sự biến đổi khí hậu được dự báo là sẽ thúc đẩy các nguy cơ thường xuyên và dữ dội hơn, những sự kiện tự nhiên này sẽ va chạm với cơ sở hạ tầng quan trọng thường xuyên hơn.

Natech thường gây hại cho môi trường nhưng không gây tử vong hoặc thương tích cho con người. Nhà xã hội học Duane Gill thuộc Đại học Bang Oklahoma ở Stillwater và Liesel Ritchie của Virginia Tech ở Blacksburg cho biết những thiệt hại lớn có thể định lượng bằng tiền, nhưng những hiệu ứng nhỏ đang xảy ra rất nhiều. Đó là bởi thế giới được kết nối nhiều hơn so với 26 năm trước. Natech tiết lộ tính xã hội của tất cả các mối nguy hiểm, rủi ro và thảm họa. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thay đổi thói quen ăn uống để ngăn Trái đất nóng lên

Thay đổi thói quen ăn uống để ngăn Trái đất nóng lên

Nếu chúng ta ngừng đốt tất cả nhiên liệu hóa thạch từ giây phút này, liệu chỉ bấy nhiêu đó có đủ để kiểm soát sự nóng lên toàn cầu?

Đăng ngày: 20/11/2020
Biến đổi khí hậu khiến bão tồn tại lâu hơn khi đổ bộ vào đất liền

Biến đổi khí hậu khiến bão tồn tại lâu hơn khi đổ bộ vào đất liền

Theo một nghiên cứu mới, do biến đổi khí hậu, gần đây, các cơn bão duy trì sức mạnh lâu hơn khi chúng đổ bộ, gây ra sự tàn phá sâu trong đất liền.

Đăng ngày: 17/11/2020
Bụi cổ đại trong đại dương có thể đã giúp thay đổi khí hậu Trái đất

Bụi cổ đại trong đại dương có thể đã giúp thay đổi khí hậu Trái đất

Đáy đại dương của Nam Thái Bình Dương chứa các dấu vết của bụi cổ đại được cho có thể đã thay đổi khí hậu của Trái đất.

Đăng ngày: 17/11/2020
Bộ đồ ăn dùng một lần làm từ bã mía

Bộ đồ ăn dùng một lần làm từ bã mía

Các nhà khoa học tìm ra cách biến bã mía thành đồ dùng một lần thân thiện với môi trường, có thể phân hủy sau 60 ngày.

Đăng ngày: 16/11/2020
Điều gì tạo ra

Điều gì tạo ra "mùa bão phá mọi kỷ lục" ở Đại Tây Dương?

Mặc dù số các cơn bão ở Đại Tây Dương không gia tăng quá lớn, nhưng cường độ, tốc độ gió và lượng mưa mà chúng gây ra lại ở mức chưa từng ghi nhận trước đây.

Đăng ngày: 16/11/2020
Bão Vamco đổ bộ vào miền Trung

Bão Vamco đổ bộ vào miền Trung

Bão số 13 (Vamco) đã tiến vào vùng biển Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế với sức gió mạnh cấp 8-9. Các tỉnh Trung Trung Bộ đang có mưa lớn.

Đăng ngày: 15/11/2020
Bão số 13 Vamco sẽ đổ bộ miền Trung ngày 15/11

Bão số 13 Vamco sẽ đổ bộ miền Trung ngày 15/11

Khi đến vùng biển Quảng Bình - Quảng Nam, bão có sức gió mạnh cấp 9-10, giật cấp 12. Hình thái này sẽ đổ bộ đất liền từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế ngày 15/11.

Đăng ngày: 13/11/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News