Công nghệ vệ tinh được đưa vào trang phục bơi Olympic 2024 thế nào?

Bộ đồ bơi của các vận động viên tham dự Thế vận hội Paris sử dụng tấm chống thấm tương tự như công nghệ trên vệ tinh.

Đối với các vận động viên bơi lội tham gia Thế vận hội Mùa hè 2024 tại Paris, việc lựa chọn bộ đồ bơi phù hợp có thể là yếu tố tiên quyết giữa việc đạt huy chương hoặc không.

Công nghệ vệ tinh được đưa vào trang phục bơi Olympic 2024 thế nào?
Bộ đồ bơi chuyên dụng được sử dụng tại thế vận hội Paris nhằm tăng thành tích của các vận động viên (Ảnh: Getty).

Nhằm giúp vận động viên đạt thành tích tốt nhất, một bộ đồ bơi chuyên dụng đã được sử dụng tại thế vận hội năm nay.

Đó là bộ đồ bơi Fastskin LZR phiên bản 2.0, đánh dấu sự hợp tác giữa thương hiệu Lamoral và Speedo. Điểm đặc biệt của bộ đồ là được phủ một lớp chống thấm nước bền bỉ.

Theo tuyên bố từ nhà sản xuất, nó có tỷ lệ hấp thụ nước thấp nhất với khả năng chống thấm nước bền hơn gấp 6 lần so với phiên bản trước đó.

Mục đích của điều này là nhằm giảm ma sát hoặc lực cản trong nước, từ đó cải thiện thủy động lực học khi vận động viên thi đấu.

Nếu quan sát kỹ, bạn có thể thấy các vận động viên khi thực hiện động tác nhảy cầu, hoặc khi trở lại lên bờ, phần thân thể của họ tỏa ra ánh sáng lấp lánh. Đó chính là những giọt nước li ti trượt ra khỏi bộ đồ, do khả năng chống thấm đặc biệt hiệu quả của nó.

Công nghệ vệ tinh được đưa vào trang phục bơi Olympic 2024 thế nào?
Cận cảnh bộ đồ bơi của Kate Douglass, vận động viên bơi lội quốc tịch Mỹ (Ảnh: Getty).

Hình ảnh tương tự dễ thấy trong tự nhiên là những con cá da trơn lướt đi trong nước. Do vảy cá là lớp chống thấm tự nhiên hiệu quả, nên cá có thể đạt tốc độ bơi rất cao mà tốn ít sức.

Một ưu điểm khác là công nghệ chống thấm nước cải tiến của Lamoral bao gồm lớp phủ vải rất nhẹ, mang lại cảm giác không trọng lượng cho vận động viên khi họ mặc trên người.

Vận động viên Olympic Ryan Murphy (Mỹ) cho biết anh có thể lướt xa hơn khỏi điểm xuất phát khi trang bị bộ đồ bơi kỹ thuật so với bộ đồ tập luyện.

Theo USA Today Sports, ước tính bộ đồ bơi kỹ thuật của Murphy giúp anh giảm khoảng 1 giây trong mỗi 50 mét khi tham gia nội dung bơi của mình.

Lớp phủ Lamoral cũng được sử dụng trên vệ tinh và tàu vũ trụ, giúp bảo vệ thiết bị khỏi việc tiếp xúc lâu dài với bức xạ mặt trời gay gắt và nhiệt độ cực lạnh trong không gian.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá bộ tộc bình đẳng nhất thế giới, đàn ông lẫn phụ nữ muốn có bao nhiêu bạn tình đều được

Khám phá bộ tộc bình đẳng nhất thế giới, đàn ông lẫn phụ nữ muốn có bao nhiêu bạn tình đều được

Người Zo'é thường ở trần và không dùng bất cứ thứ gì để che đậy cơ thể. Ngoài ra, đây được xem là bộ lạc bình đẳng nhất thế khi khi cả đàn ông lẫn phụ nữ muốn có bao nhiêu bạn tình cũng được.

Đăng ngày: 09/08/2024
Loại bia mạnh nhất thế giới có thể khiến người uống bị tê lưỡi

Loại bia mạnh nhất thế giới có thể khiến người uống bị tê lưỡi

Beithir Fire, loại bia mạnh nhất thế giới, có nhãn cảnh báo yêu cầu người dùng “không uống quá 35ml một lần” vì nồng độ cồn cực cao.

Đăng ngày: 09/08/2024
Tàu đệm từ Trung Quốc lập kỷ lục tốc độ mới

Tàu đệm từ Trung Quốc lập kỷ lục tốc độ mới

Thử nghiệm mới nhất chứng minh tàu đệm từ tốc độ siêu cao có thể kiểm soát điều hướng, treo lơ lửng ổn định và dừng an toàn.

Đăng ngày: 08/08/2024
Ba sân bay cô đơn nhất Trung Quốc chỉ có một chuyến bay mỗi ngày, nhưng chúng có ý nghĩa vô cùng lớn

Ba sân bay cô đơn nhất Trung Quốc chỉ có một chuyến bay mỗi ngày, nhưng chúng có ý nghĩa vô cùng lớn

Đất nước Trung Quóc rộng lớn có rất nhiều sân bay, trong đó có nhiều sân bay quốc tế, với những chuyến bay tấp nập.

Đăng ngày: 07/08/2024
Công nghệ nhìn ra 0,005 giây của

Công nghệ nhìn ra 0,005 giây của "người nhanh nhất hành tinh"

Danh hiệu " Người đàn ông chạy nhanh nhất hành tinh" tiếp tục gọi tên Noah Lyles khi hơn đối thủ Kishane Thompson 0,005 giây ở nội dung chạy 100m Olympic Paris 2024.

Đăng ngày: 07/08/2024

"Mật ong điên" - vũ khí sinh học đầu tiên trên thế giới

Từng có loại " mật ong điên" gây hậu quả chết người và được xem là vũ khí sinh học đầu tiên trong lịch sử.

Đăng ngày: 07/08/2024
Thời cổ đại, liệu có nữ đấu sĩ ở La Mã không?

Thời cổ đại, liệu có nữ đấu sĩ ở La Mã không?

Mặc dù không phổ biến bằng nam giới và thường bị xã hội thời đó xem thường, nhưng vẫn có những phụ nữ dũng cảm tham gia vào các trận đấu giác đấu đầy nguy hiểm.

Đăng ngày: 07/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News