Công ty Canada tuyên bố tái chế được 100% pin Li-ion, không để phí chút vật liệu nào

Bằng tuyên bố hùng hồn, Li-Cycle sẽ thay đổi ngành lưu trữ năng lượng bằng công nghệ tái chế pin hiệu quả chưa từng thấy.

Li-Cycle là một công ty nghiên cứu về công nghệ lưu trữ năng lượng tại Canada, mới có tuổi đời chỉ 3 năm nhưng đã có cho mình một tuyên bố hùng hồn: họ có thể tạo ra pin lithium-ion thân thiện với môi trường, khi có thể tái chế được 80-100% vật liệu tạo nên pin. Trả lời trang tin Energy-Storage, Kunal Phalpher tới từ Li-Cycle nhận định: quá trình tái chế pin tại cả Châu Âu và Trung Quốc đều dựa vào hỏa luyện kim - tức là sử dụng nhiệt để phân tách pin, tái chế được khoảng 30-40% vật liệu.

Công ty Canada tuyên bố tái chế được 100% pin Li-ion, không để phí chút vật liệu nào
Li-Cycle có thể tái chế được 80-100% vật liệu tạo nên pin.

Quá trình tái chế pin gồm hai bước của Li-Cycle rất khác biệt:

Bước đầu tiên bao gồm việc giảm nhỏ kích cỡ pin, xắt nhỏ pin và loại bỏ nhựa và kim loại không cần thiết. “Kết quả cuối cùng sẽ là các vật liệu làm điện cực đã được xé nhỏ ra, đó mới là giá trị thực của viên pin”, Phalpher nói.

Thậm chí pin đang trữ điện cũng có thể được xắt nhỏ, đồng nghĩa với việc cắt bỏ được bước xả hết điện pin trước khi xử lý.

Bước thứ hai trong công đoạn tái chế là quy trình xử lý bằng hóa học và luyện kim bằng nước. “Chúng tôi sẽ lấy kim loại đã được xắt nhỏ và lần lượt lấy ra thành phần của nó, sẽ là lithium carbonate, lithium, coban, đồng, nhôm, graphite, và sắt nếu có”.

Cũng theo lời Phalpher, những nhà máy tái chế pin hiện tại “sử dụng một quá trình hỏa luyện kim không thu về được chút lithium nào”.

Rõ ràng quá trình xử lý pin mới nhằm vào thiết bị điện tử xách tay và phương tiện chạy điện; cũng đúng thôi, khi mà lượng coban trong mỗi thiết bị thuộc hai ngành này đều rất lớn. Bên cạnh đó, các thiết bị lưu trữ năng lượng kích cỡ lớn thì là công nghệ mới phát triển, đa số chúng còn chưa hết khấu hao thì chẳng thể tính tới chuyện tái chế được.

Nguyên tố được để mắt tới nhiều nhất là coban, kền, lithium, thậm chí một lượng đồng nhất định cũng có giá trị cao. Đó chính nguồn thu chính của chúng tôi khi tới cuối quy trình”, Phalpher nói, một lần nữa nhấn mạnh vào việc nhận về được tới 80-100% lượng vật chất bỏ ra để chế tạo pin.

Hiện tại, công suất nhà máy xắt nhỏ pin tại Canada là 5.000 tấn, tuy nhiên nhà máy thực hiện công đoạn hai vẫn chưa tới tầm, cần tiếp tục phát triển để toàn bộ dây chuyền tái chế hiệu quả nhất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công ty Mexico sản xuất loại giầy tuyệt vời từ rong biển và nhựa tái chế

Công ty Mexico sản xuất loại giầy tuyệt vời từ rong biển và nhựa tái chế

Trong khi ngành công nghiệp du lịch khu vực Caribe đang chìm vào rong biển, một công ty nhỏ đã phát triển giải pháp tuyệt vời: sản xuất giày dép và quần áo dựa trên loại rong biển sargasso và chai nhựa.

Đăng ngày: 15/06/2019
Ấn Độ biến thành chảo lửa dưới nắng nóng trên 50 độ C

Ấn Độ biến thành chảo lửa dưới nắng nóng trên 50 độ C

Nhiều thành phố Ấn Độ đạt nhiệt độ cao kỷ lục từ 48 đến 50,3 độ C do ảnh hưởng của ấm lên toàn cầu và mùa mưa đến muộn.

Đăng ngày: 13/06/2019
Hàng triệu người Ấn Độ đối mặt với cơn bão lớn nhất trong hàng thập kỷ

Hàng triệu người Ấn Độ đối mặt với cơn bão lớn nhất trong hàng thập kỷ

Một tháng sau khi siêu bão Fani đổ bộ vào vùng ven biển đông bắc Ấn Độ, một cơn bão mới sắp đổ bộ, nhưng lần này là ở bờ tây.

Đăng ngày: 13/06/2019
Ý tưởng “đảo Mặt Trời” khổng lồ có thể biến nước biển thành… xăng!

Ý tưởng “đảo Mặt Trời” khổng lồ có thể biến nước biển thành… xăng!

Các nhà khoa học đến từ châu Âu đã đề xuất một giải pháp mang tính đột phá ở tầm vĩ mô: Xây dựng các hòn đảo nhân tạo khổng lồ có thể biến CO2 thành năng lượng tái tạo!

Đăng ngày: 11/06/2019
Nóng quá khiến động vật

Nóng quá khiến động vật "phát rồ" ở Ấn Độ

Theo Hãng tin AFP, truyền thông Ấn Độ đã ghi nhận những trường hợp hành xử kỳ lạ của động vật do tình trạng nắng nóng và hạn hán kéo dài ở nước này.

Đăng ngày: 11/06/2019
2019 được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử

2019 được dự báo là năm nóng nhất trong lịch sử

Nhiều trung tâm dự báo khí tượng thủy văn hàng đầu thế giới nhận định năm 2019 là nóng nhất trong lịch sử do tác động của biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino.

Đăng ngày: 10/06/2019
Ta nuốt vào bụng ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm

Ta nuốt vào bụng ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm

Mỗi người trung bình ăn ít nhất 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm và hít vào một khối lượng tương tự, theo một nghiên cứu mới đây.

Đăng ngày: 07/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News