Công ty Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống phóng tàu vũ trụ không cần tên lửa
Công ty Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống mới gồm buồng chân không có thể quay phương tiện phóng tới vận tốc siêu thanh rồi thả lên khí quyển.
Suốt hơn nửa thế kỷ, con người phóng tàu vũ trụ lên không gian với sự trợ giúp của tên lửa. Tuy nhiên, startup Mỹ SpinLaunch đang tìm kiếm một phương pháp khác. Hãng này phát triển một hệ thống phóng được giới thiệu là hệ thống phóng vũ trụ động lực học đầu tiên trên thế giới.
Hôm 22/10, SpinLaunch hoàn thành vụ phóng thử nghiệm đầu tiên tại Sân bay Vũ trụ Mỹ ở New Mexico. Phương tiện thử nghiệm thành công bay ra từ Máy gia tốc dưới quỹ đạo và đạt tốc độ siêu thanh, sau đó được thu hồi để tái sử dụng.
SpinLaunch phát triển hệ thống phóng mới từ năm 2015 với viễn cảnh các vệ tinh và tàu vũ trụ có thể thoát khỏi khí quyển Trái đất mà không phát thải. Hãng nãy dự định hoàn thành mục tiêu với sự trợ giúp của một máy gia tốc khổng lồ chạy bằng điện. Cỗ máy có thể tiết kiệm nhiên liệu gấp 4 lần và tiết kiệm chi phí gấp 10 lần so với phương pháp phóng tên lửa đẩy truyền thống, đồng thời có thể phóng nhiều thiết bị lên quỹ đạo mỗi ngày.
Ban đầu, SpinLaunch sử dụng Máy gia tốc dưới quỹ đạo. Cỗ máy gồm một buồng chân không hình đĩa dựng đứng, cao hơn một chút so với tượng Nữ thần Tự do. Nó sử dụng một thanh dài làm bằng sợi carbon để quay phương tiện phóng tới vận tốc hơn 8.000km/h, gấp nhiều lần vận tốc âm thanh. Sau đó, phương tiện phóng được thả qua ống phóng và bay lên khí quyển.
Thử nghiệm phóng đầu tiên của SpinLaunch tại New Mexico, Mỹ, hôm 22/10.
SpinLaunch đang phát triển một phiên bản lớn hơn mang tên Máy gia tốc khối lượng quỹ đạo L100. Cỗ máy sẽ vận hành với nguyên lý tương tự và có thể phóng những vệ tinh nặng 200 kg. SpinLaunch cho biết, những tiến bộ trong lĩnh vực điện tử giúp các tụ điện, chip và điện trở tương đối nhỏ ra đời và trở nên bền bỉ hơn, chịu được lực tác động trong buồng quay nhanh.
Phương pháp phóng tàu lên quỹ đạo mà không cần tên lửa cũng từng được nghiên cứu trước đây. Ví dụ, Dự án Harp của Mỹ và Canada những năm 1960 đặt mục tiêu phóng các phương tiện lên quỹ đạo bằng một khẩu súng vũ trụ khổng lồ.
Giới chuyên gia vẫn cần nghiên cứu thêm nhiều để hiện thực hóa những vụ phóng không cần tên lửa. Tuy nhiên, SpinLaunch đã đạt bước tiến mới vào tháng trước khi thử nghiệm thành công hệ thống mới. Công ty dự định tiến hành thêm những vụ phóng thử nghiệm trong năm 2022 với các phương tiện và vận tốc khác nhau. Hãng này lên kế hoạch thực hiện vụ phóng đầu tiên phục vụ khách hàng vào cuối năm 2024.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
