Công ty Thụy Sĩ cung cấp dịch vụ loại bỏ CO2 từ khí quyển

Climeworks là công ty đầu tiên trên thế giới sử dụng kỹ thuật hút CO2 trực tiếp từ không khí và lưu trữ vĩnh viễn dưới lòng đất. Họ cung cấp dịch vụ và yêu cầu khách hàng trả tiền để hỗ trợ chi phí cho quá trình này.

Theo thông cáo báo chí vào tuần này, Climeworks cho biết sẽ bắt đầu cung cấp dịch vụ loại bỏ carbon CO2 (CDR) - có chứng nhận từ DNV, tổ chức chứng nhận lớn nhất thế giới - cho ba khách hàng đầu tiên là Microsoft, Shopify và Stripe.

"Việc cung cấp dịch vụ CDR cho các khách hàng doanh nghiệp đầu tiên là một cột mốc đáng tự hào mà chúng tôi đạt được với sự xác nhận nghiêm ngặt của bên thứ ba. Tăng quy mô hoạt động nhanh chóng chỉ là một phần trong sứ mệnh của Climeworks. Phần khác là phải tuân theo các tiêu chuẩn cao, đảm bảo khách hàng có thể tin tưởng dịch vụ CDR của chúng tôi", Christoph Gebald, Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập Climeworks, nhấn mạnh.

Công ty Thụy Sĩ cung cấp dịch vụ loại bỏ CO2 từ khí quyển
Thiết kế nhà máy thu gom và lưu trữ CO2 thứ hai của Climeworks ở Iceland. (Ảnh: Climeworks).

Climeworks đã hợp tác với công ty CarbFix để phát triển công nghệ thu gom và lưu trữ không khí trực tiếp (DAC+S), trong đó carbon dioxide được loại bỏ khỏi bầu khí quyển và hòa tan trong nước, trước khi bơm xuống các thành tạo đá bazan dưới lòng đất, nơi hỗn hợp biến thành chất rắn thông qua các quá trình tự nhiên trong vòng chưa đầy hai năm, thay vì hàng trăm đến hàng nghìn năm như thông thường.

Climeworks không tiết lộ chi phí để loại bỏ và lưu trữ CO2 cho khách hàng doanh nghiệp đầu tiên của họ, nhưng nó sẽ được xác định bằng quy mô và thời gian mà các tập đoàn này mong muốn.

Theo Interesting Engineering, chi phí trung bình để loại bỏ carbon là khoảng vài trăm USD mỗi tấn. Bất kỳ tổ chức nào cũng có thể trả tiền cho Climeworks để loại bỏ CO2 nhằm cân bằng lượng khí thải của họ.

Climeworks hiện đã huy động được hơn 780 triệu USD để mở rộng quy mô từ một số nhà đầu tư, bao gồm nhà đầu tư mạo hiểm Jn Dooherr và công ty bảo hiểm Swiss Re. Vào tháng 6 năm ngoái, công ty tiết lộ đang xây dựng một cơ sở thứ hai ở Iceland có khả năng thu gom và lưu trữ 36.000 nghìn tấn CO2 hàng năm. Cơ sở đầu tiên với quy mô nhỏ hơn đã đi vào hoạt động từ năm 2021, với khả năng hấp thụ 4.000 tấn CO2 mỗi năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên sơ của suối nước nóng lớn nhất thế giới

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp nguyên sơ của suối nước nóng lớn nhất thế giới

Hồ Frying Pan là một hồ nước tuyệt đẹp ở New Zealand, bất chấp điều kiện thời tiết và thăng trầm lịch sử, hồ vẫn giữ nguyên vẻ đẹp và bản chất vốn có của nó.

Đăng ngày: 14/01/2023
Làm đập ngăn dòng nhiều quá, con người sẽ thiếu điện, thiếu nước

Làm đập ngăn dòng nhiều quá, con người sẽ thiếu điện, thiếu nước

Nghiên cứu cho thấy 50.000 đập lớn trên toàn thế giới có thể mất hơn 1/4 trữ lượng của chúng vào năm 2050, do sự tích tụ trầm tích, đe dọa an ninh năng lượng, được Liên Hiệp Quốc công bố ngày 12/1.

Đăng ngày: 13/01/2023
Túi nilon tự hủy là gì?

Túi nilon tự hủy là gì?

Khái niệm túi nilon tự hủy và túi nilon phân hủy sinh học đang bị nhầm lẫn, rất ít người tiêu dùng nhận biết được điều này.

Đăng ngày: 12/01/2023
Thêm một hệ thống hang động độc đáo nữa được phát hiện ở Quảng Bình

Thêm một hệ thống hang động độc đáo nữa được phát hiện ở Quảng Bình

Sau nhiều lần khảo sát và khám phá, các chuyên gia hang động đã tìm ra một hệ thống hang động mới tạo ra một sản phẩm du lịch mạo hiểm mới nữa cho Quảng Bình.

Đăng ngày: 11/01/2023
Thành phố Nhật dự định sản xuất điện từ tuyết

Thành phố Nhật dự định sản xuất điện từ tuyết

Ở thành phố Aomori phía đông bắc Nhật Bản, nhà chức trách đang lên kế hoạch sản xuất điện từ tuyết dư thừa nhằm đảm bảo nguồn năng lượng tái tạo, giúp giảm thiểu mất điện.

Đăng ngày: 11/01/2023
Pin cát: Phương pháp đột phá để lưu trữ năng lượng tái tạo

Pin cát: Phương pháp đột phá để lưu trữ năng lượng tái tạo

Polar Night Energy (PNE), một công ty Phần Lan được xem là một đơn vị tiên phong với các giải pháp lưu trữ năng lượng lớn không cần phải sử dụng lithium.

Đăng ngày: 10/01/2023
Tìm hiểu về cách phân chia các mùa trên Trái đất

Tìm hiểu về cách phân chia các mùa trên Trái đất

Nhiều người cho rằng mùa hè nóng bức là do Trái đất " đến gần" Mặt trời, mùa đông lạnh giá là do Trái đất "đi xa" Mặt trời. Tuy nhiên đó là cách giải thích thiếu khoa học.

Đăng ngày: 10/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News