Công ty Trung Quốc sẽ chế tạo tên lửa lớn hơn Starship

Công ty khởi nghiệp Cosmoleap sẽ chế tạo tên lửa tái sử dụng có thể thu hồi bằng hệ thống đũa máy tương tự tàu Starship của SpaceX.


Mô phỏng hoạt động của tên lửa Yueqian. (Video: Cosmoleap)

Công ty khởi nghiệp Cosmoleap của Trung Quốc thông báo đã gọi vốn hơn 14 triệu USD để phát triển tên lửa tái sử dụng Yueqian và hệ thống thu hồi, Interesting Engineering hôm 5/11 đưa tin. Thước phim mô phỏng hoạt động của Yueqian hé lộ thiết kế rất giống hệ thống phóng Starship của SpaceX. Yueqian rơi xuống từ không trung trước khi được tóm gọn bởi một cặp đũa máy. Tháng trước, SpaceX làm nên lịch sử khi thu hồi tầng đầu tiên của Starship là tên lửa đẩy Super Heavy giữa không trung bằng tháp phóng.

Tên đầy đủ của Cosmoleap là Công ty công nghệ chuyển giao Bắc Kinh Dahang, thành lập hồi tháng 3/2024. Cosmoleap tỏ ra khá tham vọng khi khởi đầu với dự án tương tự hệ thống phóng Starship của SpaceX. Hiện họ đã thuyết phục được các nhà đầu tư họ có đủ trình độ và kinh nghiệm cần thiết. Shenergy Chengyi, Tiangchuang Capital, Legend Capital, và một số công ty đầu tư khác đã tham gia vào vòng gọi vốn.

Dù trông rất giống Starship, tên lửa Yueqian của Cosmoleap không hướng tới sao Hỏa. Cosmoleap đang phát triển tên lửa để hỗ trợ xây dựng Internet vệ tinh. Starship cũng được thiết kế để triển khai vệ tinh Starlink phiên bản 2 của SpaceX. Cosmoleap sẽ tiến hành chuyến bay thử đầu tiên của Yueqian trong năm 2025 hoặc 2026.

Công ty Trung Quốc sẽ chế tạo tên lửa lớn hơn Starship
Công ty khởi nghiệp Cosmoleap của Trung Quốc phát triển tên lửa tái sử dụng Yueqian và hệ thống thu hồi.

Kế hoạch của Cosmoleap có thể quá sức đối với một công ty chưa bao giờ bay lên quỹ đạo trước đây. Tuy nhiên, Yueqian sẽ nhỏ hơn nhiều so với Starship. Tên lửa này chỉ cao 75 m, so với chiều cao 121 m của Starship. Yueqian có thể chở 10.460 kg hàng lên quỹ đạo thấp của Trái đất. Lượng hàng sẽ giảm xuống 6.280kg khi thu hồi tầng đầu tiên.

Trên thực tế, Cosmoleap đang lên kế hoạch chế tạo một tên lửa lớn hơn Starship, cao 126 m. Theo công ty, phương tiện có thể chở 100 tấn hàng lên quỹ đạo thấp và 36 tấn khi tái sử dụng. Tên lửa mới đó sẽ phóng lần đầu vào năm 2030. Nếu thành công, đây sẽ là tên lửa lớn nhất thế giới. Cosmoleap hy vọng họ có thể đạt những thành tựu ấn tượng như SpaceX.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu thăm dò Einstein của Trung Quốc phát hiện vật thể không gian bí ẩn nhấp nháy như pháo hoa

Tàu thăm dò Einstein của Trung Quốc phát hiện vật thể không gian bí ẩn nhấp nháy như pháo hoa

Sự kiện này được cho là thách thức đối với các kính viễn vọng tia X và đa bước sóng khác để phát hiện.

Đăng ngày: 07/11/2024

"Quái vật xuyên không" 12 tỉ năm đã đánh đổ giới hạn vũ trụ học

Một "quái vật" hiện về từ thế giới sơ khai đã gây sốc khi phát sáng gấp 40 lần giới hạn Eddington vì một hành vi khó tưởng tượng.

Đăng ngày: 06/11/2024
Liệu chúng ta có thế khiến

Liệu chúng ta có thế khiến "quả bom khí" khổng lồ của Hệ Mặt trời bốc cháy?

Nếu bạn thắp một que diêm trên sao Mộc, nó sẽ không cháy vì không có oxy trong khí quyển của hành tinh này để duy trì ngọn lửa.

Đăng ngày: 06/11/2024
Bí quyết giúp cơ quan vũ trụ Ấn Độ đạt nhiều thành tựu dù kinh phí eo hẹp

Bí quyết giúp cơ quan vũ trụ Ấn Độ đạt nhiều thành tựu dù kinh phí eo hẹp

Mặc dù Ấn Độ bỏ ra chi phí khá khiêm tốn cho các sứ mệnh khám phá vũ trụ nhưng nhiều nhà khoa học nhận định rằng quốc gia này đã đạt được khả năng vượt xa điều kiện thực tế.

Đăng ngày: 06/11/2024
Giải mã những địa hình hoa văn kỳ lạ trên sao Kim

Giải mã những địa hình hoa văn kỳ lạ trên sao Kim

Vào giai đoạn đầu của Hệ Mặt trời, mọi thứ hoạt động dữ dội hơn nhiều so với hiện nay. Di chứng thời kỳ đó vẫn tồn tại trên các hành tinh đá.

Đăng ngày: 06/11/2024
Nhật Bản đã phóng vệ tinh gỗ đầu tiên vào vũ trụ

Nhật Bản đã phóng vệ tinh gỗ đầu tiên vào vũ trụ

Vệ tinh gỗ đầu tiên trên thế giới vừa được phóng lên không gian trong thử nghiệm sơ bộ nhằm hướng đến việc trồng cây, xây nhà gỗ trên mặt trăng và sử dụng gỗ trong thám hiểm không gian.

Đăng ngày: 06/11/2024
Lần đầu tiên Nga phóng cùng lúc 55 vệ tinh lên quỹ đạo

Lần đầu tiên Nga phóng cùng lúc 55 vệ tinh lên quỹ đạo

Trong số này 55 vệ tinh được phóng cùng lúc lên quỹ đạo Trái đất có 51 vệ tinh của Nga, 1 thiết bị Nga-Trung Quốc, 1 vệ tinh Nga-Zimbabwe và 2 vệ tinh của Iran.

Đăng ngày: 06/11/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News