Cột sáng nhiều màu rọi lên trời ở thành phố Mỹ

Ánh sáng phát ra bị khúc xạ bởi tinh thể băng trong không khí, tạo thành các cột sáng rực rỡ giữa trời đêm.

Hiện tượng quang học hiếm gặp ở thành phố Beloit, bang Wisconsin, hôm 9/12, khiến nhiều người chứng kiến thích thú, AccuWeather đưa tin. Sương lạnh bao phủ khu vực này suốt hơn 5 tiếng, tạo điều kiện thuận lợi cho cột sáng hình thành, theo Cơ quan Thời tiết Quốc gia Mỹ (NWS).


Hàng loạt cột sáng với những màu sắc khác nhau chiếu lên trời ở thành phố Beloit. (Ảnh: Tom Purdy).

Đây là hiện tượng quang học xảy ra khi ánh sáng bị khúc xạ bởi các tinh thể băng. Ánh sáng này thường có màu giống với màu của nguồn sáng.

"Người quan sát sẽ thấy chúng giống như những cột sáng. Chúng thường bắt nguồn từ đèn đường. Tuy nhiên, bất kỳ nguồn sáng nào cũng có thể tạo ra hiện tượng này nếu gặp điều kiện thích hợp", nhà khí tượng David Samuhel giải thích.

Để các tinh thể băng hình thành, trời phải lặng, không có gió và thật lạnh. Để cột sáng xuất hiện, các tinh thể băng phải ở gần mặt đất. "Thông thường, tinh thể băng đủ nhỏ để lơ lửng trên không khí và chỉ hình thành khi nhiệt độ dưới -17 độ C. Trong phần lớn trường hợp, nhiệt độ là -23 đến -29 hoặc thấp hơn", Samuhel cho biết.

Cột sáng xuất hiện dưới áp suất cao và khi không có giông bão. "Bão và cột sáng không liên quan đến nhau. Bão sẽ làm gián đoạn sự hình thành của chúng bằng gió và mưa", ông bổ sung. Hiện tượng này thường xảy ra ở những khu vực xa hơn về phía bắc, nhưng cũng có thể xuất hiện ở một số nơi khác nếu điều kiện thích hợp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%

Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng

Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Đăng ngày: 04/04/2025
Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài khác người thường như thế nào?

Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Sự thật

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá

Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Đăng ngày: 03/04/2025
Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium

Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Đăng ngày: 02/04/2025
Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?

Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thời đi học của các thiên tài thế giới

Thời đi học của các thiên tài thế giới

Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News