Cú hắt hơi kéo dài một giờ hiếm thấy của bọt biển
Các nhà khoa học Mỹ ghi lại cảnh tượng bọt biển hắt hơi, hành vi hiếm thấy của động vật sống ở đáy biển sâu.
Trong chương trình quan sát đáy biển vùng California (Mỹ), các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu Hải dương vịnh Monterey phát hiện cảnh bọt biển "hắt hơi" khi xem lại các thước phim.
Hắt hơi không phải điều gì khác thường nhưng đây là hành vi của con người và động vật trên cạn. Do đó, việc động vật sống ở đáy biển sâu hắt hơi được xem kỳ lạ.
BGR mô tả cá thể bọt biển mang hình dạng chiếc ly uống rượu vang. Trong video timelapse khoảng 30s, sinh vật này liên tục mở ra và co lại toàn thân. Ban đầu, các nhà khoa học bối rối trước hành vi kỳ quặc này. Cuối cùng, câu trả lời nằm ở cơ chế tiêu hóa của loài vật.
Bọt biển ăn các mảnh nhỏ trôi theo dòng nước đi qua chúng.
“Trước đây, loài bọt biển từng có hành động tương tự. Về cơ bản, khi mở rộng, chúng phát ra tiếng ‘ahh’ và có tiếng ‘-choo’ khi co lại”, ông Amanda Kahn, thành viên nhóm nghiên cứu, cho hay.
Bọt biển ăn bằng cách hút nước qua thân và lọc các mảnh thức ăn trôi nổi trong đó. Tuy nhiên, không phải mọi thứ cuốn vào đều là hữu ích với bọt biển. Nếu không có cơ chế loại bỏ những tạp chất, chúng sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng kém đi.
Hắt hơi được cho là phản ứng tự nhiên của bọt biển đối với các mảnh nhỏ không ăn được. Chúng đẩy tạp chất ra ngoài, trở về hình dạng cũ rồi tiếp tục quá trình lọc thức ăn.
Trong video timelapse do các nhà khoa học Viện Nghiên cứu Hải dương vịnh Monterey ghi lại, cú hắt hơi có vẻ rất nhanh chóng. Nhưng thực tế, mỗi quá trình hắt hơi có thể kéo dài từ một giờ đến vài tuần.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.
