Cụ rùa đực 90 tuổi lần đầu làm bố
Pickles, rùa đực thuộc loài Astrochelys radiata sống trong Vườn thú Houston, trở thành bố lần đầu khi 3 quả trứng nở thành công vào tháng 2.
(Video: CBS News)
Pickles và bạn đời của mình, một con rùa cái 53 tuổi, sống cùng nhau từ khi rùa cái mới đến Vườn thú Houston năm 1996. Lứa đầu tiên của chúng gồm 3 con non, được đặt tên lần lượt là là Dill, Gherkin và Jalapeño, Smithsonian hôm 24/3 đưa tin.
Sự xuất hiện của những con rùa nhỏ khiến các nhà bảo tồn phấn khích, không chỉ do tuổi của rùa bố mà còn vì đây là loài sinh ít con và được xếp loại cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN).
Những quả trứng của Pickles có thể đã không nở được nếu người quản lý không phát hiện rùa mẹ đang đẻ. Vì đất ở Vườn thú Houston không phù hợp với trứng nên các nhân viên đã chuyển chúng đến Khu nhà Bò sát và Lưỡng cư.
Các nhân viên theo dõi trứng cẩn thận và duy trì mức nhiệt vừa phải, lúc đầu khoảng 10 độ C, sau đó ở nhiệt độ phòng, tiếp theo đến 27 độ C trong lồng ấp. Rùa mẹ đẻ trứng vào tháng 10 và chúng lần lượt nở vào giữa tháng 2.
3 con non của rùa đực 90 tuổi Pickles.
Đặc trưng của rùa Astrochelys radiata là những đường màu vàng tỏa ra từ tâm của mỗi miếng nhỏ trên mai, theo Viện Sinh học Bảo tồn và Vườn thú Quốc gia Smithsonian. Chúng là loài bản địa ở đảo Madagascar, sau đó du nhập vào các đảo Réunion và Mauritius gần đó. Chúng đã mất môi trường sống ở vùng đất bản địa do hoạt động khai thác mỏ và đốt phá rừng để làm nông nghiệp. Ước tính những kẻ săn trộm bắt khoảng 20.000 con rùa từ vùng hoang dã để buôn bán thú cưng và thịt trái phép mỗi năm.
Rùa Astrochelys radiata có thể sống tới 150 năm, nhưng giới nghiên cứu không rõ chúng có khả năng sinh sản trong bao lâu, theo Jessica Reyes, phát ngôn viên của Vườn thú Houston. Loài bò sát này dài khoảng 40 cm và nặng khoảng 10 kg. Trong tự nhiên, chúng sống trong những khu rừng khô và bụi rậm, trên các cao nguyên và đụn cát dọc theo bờ biển. Chúng chủ yếu ăn cỏ, trái cây và cây mọng nước.

Hà mã lao vào giành con mồi với cá sấu: Xem cách chiến đấu là biết con nào thắng!
Nhiều người vẫn luôn tin rằng danh xưng " sát thủ đầm lầy" vốn thuộc về cá sấu. Tuy nhiên, các nhà khoa học lại cho rằng cá sấu còn xếp sau một con vật khác. Đó là loài nào?

Lửng đào hang khiến Hà Lan phải ngừng chạy tàu
Hành khách đi tàu trên nhiều tuyến đường sắt bị hoãn hủy chuyến do lửng đào hang gây sụt lún đường ray.

Kế hoạch xóa sổ chuột nhắt trên hòn đảo Nam Phi
Chuột nhắt xâm hại đang đe dọa các loài chim biển và động vật hoang dã nguy cấp trên đảo Marion ở Ấn Độ Dương.

Phát hiện nhện khổng lồ quý hiếm ở Australia
Các nhà nghiên cứu gần đây đã phát hiện một loài nhện quý hiếm có kích thước khổng lồ sống ở Queensland, Australia. Họ cho rằng cần tìm cách bảo vệ loài này.

Hải tượng đực suy kiệt vì áp lực duy trì nòi giống
Một nghiên cứu cho thấy những con hải tượng đực, với khoảng 100 con cái để giao phối, gặp nhiều áp lực về sinh sản dẫn đến chết sớm.

Gấu trúc đỏ có phải là động vật có vú có đuôi dài nhất trên hành tinh không?
Trên thực tế, có nhiều loài động vật có vú có đuôi và tỷ lệ cơ thể dài hơn gấu trúc đỏ, chẳng hạn như sóc, chuột túi đỏ và khỉ vervet.
