Cua đồng rất ngon nhưng đừng kết hợp với những thực phẩm đại kỵ này vì có thể gây ngộ độc

Vào mùa hè, một bát canh cua đồng kết hợp với những loại rau tươi ngon như rau ngót, rau đay, rau dền… chắc chắn là sự lựa chọn hoàn hảo cho mâm cơm gia đình. Cua đồng rất bổ dưỡng nhưng bạn nên lưu ý không kết hợp với các loại thực phẩm này để tránh gây hại đến sức khỏe.

Cua đồng không chỉ là thực phẩm dân dã quen thuộc đối với người Việt Nam chúng ta mà còn là một vị thuốc tốt. Canh cua đồng là món giải nhiệt trong mùa hè, kích thích ăn uống và dễ tiêu hóa thức ăn. Y học cổ truyền dùng cua đồng chữa ứ huyết khi bị chấn thương bầm dập. Y học hiện đại xác nhận trong cua đồng có nhiều calci phosphat nên rất tốt cho trẻ còi xương hay người bị loãng xương.

Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng bỏ mai và yếm có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP…

Chất lượng protid trong cua cũng thuộc loại tốt, qua phân tích người ta thấy có 8 trên 10 axit amin cần thiết, gồm lysine, methionie, valine, leucin, isoleucien, phenylalanine, threonine và trytophane (chỉ thiếu arginine và histidine).

Ngoài giá trị dinh dưỡng, cua đồng còn là một vị thuốc được nhân dân ta dùng từ lâu đời với tên điền giải. Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương.

Cua đồng rất ngon nhưng đừng kết hợp với những thực phẩm đại kỵ này vì có thể gây ngộ độc
 Canh cua đồng là món giải nhiệt trong mùa hè, kích thích ăn uống...

Những thực phẩm đại kỵ với cua đồng

Nước trà

Theo các chuyên gia, bạn không nên sử dụng nước trà để chế biến cua. Trong và sau khi ăn cua khoảng 1 tiếng đồng hồ, bạn cũng không nên uống nước trà.

Nguyên nhân là vì nước trà sau khi vào cơ thể sẽ khiến một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí có thể làm bạn bị đau bụng đi ngoài.

Khoai tây, khoai lang

Trong khoai tây, khoai lang có chứa một lượng lớn axit phytic, còn cua thì lại giàu canxi. Đây là 2 chất khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhau và tạo thành muối.

Điều này khiến cơ thể không thể hấp thu được canxi từ cua và đồng thời cũng sẽ loại bỏ hợp chất muối này ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết, từ đó dẫn đến cơ thể thiếu cả muối lẫn canxi.

Hơn nữa, hàm lượng canxi khi đi vào cơ thể sẽ bị axit phytic ngăn cản, vì thế không đi tới các bộ phận khác được. Từ đó khiến canxi ứ đọng trong thận, nguy hiểm hơn là gây viêm thận, suy thận.

Cần tây

Nghiên cứu đã chỉ ra cần tây khi kết hợp với cua sẽ sinh ra các chất cản trở cơ thể hấp thụ chất đạm, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, không tốt cho cơ thể.

Mật ong

Cua đồng thuộc tính hàn trong khi mật ong lại đại nhiệt. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ tạo thành phản ứng kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, nếu nặng thì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Các loại quả giàu vitamin C

Các loại quả như cam, kiwi, hồng… rất giàu vitamin C. Tuy nhiên, trong đó cũng thường có hàm lượng lớn chất axit tanic.

Chất này kết hợp với chất dinh dưỡng trong cua sẽ bị kết tủa và gây hại lên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn gây ngộ độc nếu ăn nhiều nữa.

Không chỉ có thế, vì cam chanh còn có đặc tính hấp thụ đờm mà cua thì lại có tính hàn. Do đó, khi ăn chung với nhau nó rất dễ gây tụ đờm, ngưng khí và không hề tốt cho hệ hô hấp.

Dưa bở và dưa lê

Đây là hai loại quả có tính hàn. Khi ăn dưa bở và dưa lê với thực phẩm cũng có tính hàn như cua, bạn rất dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, có thể gây tình trạng tiêu chảy.

Thức ăn lạnh

Cua đồng là thực phẩm có tính hàn. Nếu ăn chung cua đồng với các thức ăn lạnh như kem, đá, bạn rất dễ bị tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa khác.

Cua đồng rất ngon nhưng đừng kết hợp với những thực phẩm đại kỵ này vì có thể gây ngộ độc
Phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, không nên ăn canh cua đồng

Những người không nên ăn canh cua đồng

Phụ nữ đang mang thai

Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, không nên ăn canh cua đồng, bởi vì trong cua đồng có chứa tính độc không tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra do thịt cua có tính hàn dễ gây đau bụng, đặc biệt là công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể, nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Người mới ốm dậy

Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử dụng

Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch

Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.

Người dị ứng với cua

Những người dị ứng với cua không nên ăn canh cua đồng do có thể bị sốc phản vệ phải nhập viện cấp cứu. Người bị hen, gút, đau bụng tiêu chảy cũng được khuyên nên hạn chế ăn canh cua đồng.

Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Người bị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì cua có tính hàn lạnh dễ khiến bệnh nặng hơn. Ngoài ra, trong gạch cua còn chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Virus gây bệnh tay chân miệng nặng tái xuất

Virus gây bệnh tay chân miệng nặng tái xuất

Xét nghiệm PCR bệnh phẩm ca tay chân miệng nặng, các bệnh viện ghi nhận chủng Enterovirus (EV71) nguy hiểm tái xuất hiện kể từ đợt bùng phát năm 2011.

Đăng ngày: 02/06/2023
Dùng giấy bạc, giấy nến để nấu ăn có an toàn không?

Dùng giấy bạc, giấy nến để nấu ăn có an toàn không?

Nhiều thông tin cho rằng, sử dụng giấy bạc trong chế biến thực phẩm có thể gây bệnh ung thư.

Đăng ngày: 02/06/2023
Càng ngủ nhiều tuổi thọ càng bị rút ngắn

Càng ngủ nhiều tuổi thọ càng bị rút ngắn

Thiếu ngủ chắc chắn sẽ gây ra nhiều tác hại đến cơ thể. Nhưng ngủ nhiều cũng chưa chắc là điều tốt.

Đăng ngày: 01/06/2023
Một cách ăn nhiều người Việt khen ngon nức nở nhưng có thể khiến cơ thể phải gánh “họa”

Một cách ăn nhiều người Việt khen ngon nức nở nhưng có thể khiến cơ thể phải gánh “họa”

Đồ ăn sống, tái là món “khoái khẩu” của nhiều người. Tuy nhiên, theo cảnh báo của chuyên gia, cách ăn này tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật.

Đăng ngày: 01/06/2023
Top 7 thực phẩm “trẻ hóa” mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu và phòng bệnh tim mạch

Top 7 thực phẩm “trẻ hóa” mạch máu, cải thiện tuần hoàn máu và phòng bệnh tim mạch

Thực phẩm là con dao hai lưỡi với sức khỏe, quan trọng là ở cách lựa chọn. Khi lựa chọn đúng, chế độ ăn uống có thể giúp tuần máu tốt hơn, phòng bệnh tim mạch và nhiều bệnh tật khác.

Đăng ngày: 31/05/2023
Nam giới đi tiểu thế nào đúng khoa học?

Nam giới đi tiểu thế nào đúng khoa học?

Thói quen đi tiểu đứng ở nam giới (hay còn gọi là " tiểu đứng") đã hình thành ở đa số các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, phương thức này lại không đúng theo khoa học.

Đăng ngày: 31/05/2023
Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ cách kết hợp cà phê với 1 thứ để tăng lợi ích

Chuyên gia dinh dưỡng tiết lộ cách kết hợp cà phê với 1 thứ để tăng lợi ích

Cà phê khi kết hợp cùng sữa chua sẽ tạo ra hương vị đặc biệt, hạn chế được những nhược điểm và tăng công dụng.

Đăng ngày: 31/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News