Cửa sổ kiểm soát ánh sáng lấy cảm hứng từ da mực

Cửa sổ do Đại học Kỹ thuật Toronto phát triển gồm nhiều lớp, mỗi lớp chứa các rãnh với chất lỏng có đặc tính quang học khác nhau.

Nhóm chuyên gia tại Đại học Kỹ thuật Toronto, Canada, phát triển "cửa sổ lỏng" với tiềm năng giảm chi phí năng lượng sử dụng cho việc sưởi ấm, làm mát và chiếu sáng, Interesting Engineering hôm 4/2 đưa tin. Thiết bị mới đạt được điều này nhờ tối ưu hóa bước sóng, cường độ và sự phân tán ánh sáng truyền qua cửa sổ. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí The Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS).

Cửa sổ kiểm soát ánh sáng lấy cảm hứng từ da mực
Nguyên mẫu cửa sổ do Đại học Kỹ thuật Toronto chế tạo gồm nhiều lớp, mỗi lớp chứa các rãnh với chất lỏng có đặc tính quang học khác nhau. (Ảnh: Raphael Kay/Adrian So)

Nguyên mẫu gồm các tấm nhựa phẳng với những rãnh dày vài mm, có thể được bơm thêm chất lỏng. Chất lỏng cấu tạo từ các sắc tố, hạt hoặc phân tử khác tùy chỉnh để kiểm soát loại ánh sáng đi qua và hướng phân bố.

Các tấm nhựa có thể kết hợp thành một khối gồm nhiều lớp, mỗi lớp đảm nhiệm các chức năng khác nhau như kiểm soát cường độ, lọc bước sóng hoặc điều chỉnh sự tán xạ của ánh sáng truyền trong nhà.

Thiết kế này lấy cảm hứng trực tiếp từ một số loài mực có da chứa các lớp cơ quan chuyên biệt xếp chồng lên nhau, bao gồm tế bào sắc tố (chromatophore) - kiểm soát sự hấp thụ ánh sáng - và tế bào iridophore - ảnh hưởng đến sự phản xạ và độ óng ánh. Những yếu tố này kết hợp với nhau để tạo ra hành vi quang học độc đáo.

J. Alstan Jakubiec, thành viên nhóm nghiên cứu, xây dựng các mô hình máy tính chi tiết dựa trên những phép đo đạc của nguyên mẫu. Nhóm cũng xây dựng các thuật toán điều khiển khác nhau để kích hoạt hoặc dừng kích hoạt mỗi lớp, giúp đáp ứng với các điều kiện xung quanh thay đổi.

"Nếu chỉ có một lớp điều chỉnh sự truyền ánh sáng cận hồng ngoại, thậm chí chưa chạm đến phần ánh sáng khả kiến của quang phổ, chúng tôi đã tiết kiệm được khoảng 25% năng lượng sưởi ấm, làm mát và chiếu sáng hàng năm. Nếu có hai lớp, hồng ngoại và khả kiến, thì tỷ lệ này gần đạt 50%. Đây là những khoản tiết kiệm đáng kể", Raphael Kay, chuyên gia tại Đại học Kỹ thuật Toronto, nói.

"Chúng tôi cũng đang nghiên cứu cách mở rộng quy mô hệ thống hiệu quả để bao phủ được toàn bộ tòa nhà. Điều đó sẽ tốn nhiều công sức nhưng có thể thực hiện với các vật liệu đơn giản, không độc hại, chi phí thấp", Benjamin D. Hatton, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. Ông hy vọng nghiên cứu mới sẽ là bước đệm cho các phương pháp quản lý năng lượng sáng tạo hơn trong các tòa nhà tương lai.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh viên làm mực in thông minh nhận biết thực phẩm hỏng

Sinh viên làm mực in thông minh nhận biết thực phẩm hỏng

Mực in thông minh được chế tạo từ dịch chiết hoa đậu biếc, có thể biến màu khi gặp với chất gây hại hoặc dịch chất độc hại.

Đăng ngày: 05/02/2023
Nhóm học sinh cấp 2 thiết kế chân giả cho thú cưng của cô giáo

Nhóm học sinh cấp 2 thiết kế chân giả cho thú cưng của cô giáo

Chú chó săn lông vàng 3 chân của cô giáo Ashley Liberto sắp được lắp thêm chân giả - một thiết kế ấn tượng từ nhóm học sinh cấp 2.

Đăng ngày: 04/02/2023
Chế tạo gạch lỗ biến các tòa nhà thành nơi ở cho ong

Chế tạo gạch lỗ biến các tòa nhà thành nơi ở cho ong

Các nhà khoa học Anh đã sử dụng vật liệu tái chế để chế tạo một loại gạch có 18 lỗ, tạo ra nơi làm tổ cho những loài ong đơn độc.

Đăng ngày: 31/01/2023
Thiết kế nhà xoay 3 phòng giúp tiết kiệm diện tích

Thiết kế nhà xoay 3 phòng giúp tiết kiệm diện tích

" 3 Scenes of Home" là một concept nhà sử dụng cơ chế xoay như sân khấu và trang bị hệ thống thu giữ nước mưa không tốn điện.

Đăng ngày: 30/01/2023
Thiết bị đuổi muỗi di động không cần điện

Thiết bị đuổi muỗi di động không cần điện

Đại học Florida phát triển thiết bị thụ động phun thuốc có kiểm soát nhỏ gọn, chống muỗi thành công trong thử nghiệm kéo dài 4 tuần.

Đăng ngày: 30/01/2023
9x người Tày sáng chế bếp nóng lạnh thu tiền tỷ

9x người Tày sáng chế bếp nóng lạnh thu tiền tỷ

Bán chiếc dream vỏn vẹn 2,5 triệu đồng làm vốn khởi nghiệp, Nguyễn Văn Huỳnh mày mò chế tạo bếp đa năng tận dụng củi, rơm rạ giúp bà con dùng thay bình nóng lạnh.

Đăng ngày: 29/01/2023
Cả lớp cùng chế tay robot cho bạn học khuyết tật

Cả lớp cùng chế tay robot cho bạn học khuyết tật

Sau khi phát hiện cậu học sinh mới 15 tuổi có một bàn tay bị khiếm khuyết, một giáo viên trung học ở Tennessee - Mỹ đã giao bài tập đặc biệt cho các bạn học của cậu: Chế tạo một bàn tay robot.

Đăng ngày: 27/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News