Cực quang thắp sáng nước Mỹ sau vụ phun trào mặt trời "ăn thịt người"
Một chuỗi các vụ bùng nổ năng lượng Mặt trời, bao gồm cả vụ phun trào khối lượng vành nhật hoa "ăn thịt người" đã tấn công Trái đất, mang lại cực quang tuyệt đẹp cho một số vùng phía bắc nước Mỹ và hầu hết Canada.
Cực quang phương Bắc được chụp trên Hồ Burntside ở phía bắc Minnesota. (Nguồn ảnh: Steve Burns).
Cuối tuần qua (từ ngày 2 - 4/8) những người yêu thích thiên văn học ở một số vùng của nước Mỹ có cơ hội chiêm ngưỡng cực quang phương Bắc khi một chuỗi các vụ phun trào của Mặt trời xuyên qua bầu khí quyển của hành tinh chúng ta.
Theo Trung tâm Dự báo Thời tiết Không gian của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) của Mỹ, cực quang phương bắc - còn được gọi là cực quang borealis - xuất hiện vào cả tuần ở một số vùng phía bắc Washington, Idaho, Montana, Bắc và Nam Dakota, Minnesota, Wisconsin, Michigan, New York và Maine. Đây là những vĩ độ thấp hơn nhiều so với những gì chúng ta thường thấy ở các buổi trình diễn ánh sáng kỳ ảo .
Trong khi đó, màn trình diễn cực quang mạnh mẽ hơn nhiều có thể được nhìn thấy ở miền bắc Canada và Alaska.
Cực quang cuối tuần vừa rồi là kết quả của một số luồng bức xạ Mặt trời mạnh mẽ tấn công bầu khí quyển của hành tinh chúng ta cuối tháng 7 vừa qua. Những khối hạt Mặt trời nóng và chuyển động nhanh này được gọi là sự phóng thích khối lượng vành nhật hoa (CME) và chúng xảy ra khi các đường sức từ rối trên Mặt trời đột nhiên đứt gãy rồi sắp xếp lại, do đó ném những khối plasma vào không gian.
Khi một CME tấn công Trái đất, các hạt năng lượng Mặt trời này trượt dọc theo các đường sức từ của hành tinh chúng ta về phía Bắc Cực và Nam Cực, tích điện các phân tử trong khí quyển trên đường đi và khiến chúng phát ra năng lượng dưới dạng ánh sáng nhiều màu sắc.
Các CME mạnh hơn có xu hướng tạo ra cực quang lan rộng hơn; ví dụ, vào tháng 5 vừa qua, cơn bão địa từ mạnh nhất trong hơn 20 năm qua đã tạo ra cực quang có thể nhìn thấy xa về phía nam tới tận Florida.

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?
Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng
Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người "bạn đồng hành kỳ lạ"
Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ, nơi có ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện.

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời
Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Phát hiện vật thể sáng nhất trong vũ trụ
Một chuẩn tinh mới phát hiện phá vỡ nhiều kỷ lục, không chỉ là chuẩn tinh sáng nhất từng được quan sát, đó còn là thiên thể sáng nhất được tìm thấy.
