Cực quang từng hiện ra ở xích đạo, một loài người bị xóa sổ

Theo Sicence Alert, quá trình xáo trộn địa từ này được gọi là sự kiện Laschamp. Khi đó, từ trường phía Bắc và phía Nam của hành tinh đều suy yếu, nghiêng lệch đi và giảm cường độ ở khắp mọi nơi.

Điều này làm giảm lực kéo từ trường vốn hướng các dòng hạt năng lượng cao của Mặt trời về phía 2 cực, nơi chúng tương tác với các khí trong khí quyển và tạo thành cực quang mỗi lần có các cơn bão Mặt trời.

Cực quang từng hiện ra ở xích đạo, một loài người bị xóa sổ
Trái đất với phần lõi nóng chảy quyết định từ trường, từ quyển như những lớp giáp mềm và Mặt trời - (Ảnh đồ họa từ ESA)

Vì thế, khi sự kiện Laschamp xảy ra, cực quang đã không được giữ ở Bắc Cực và Nam Cực nữa, mà có khi đi lang thang đến tận xích đạo, theo nghiên cứu vừa công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ vừa diễn ra ở New Orleans.

Báo cáo viên Agnit Mukhopadhyay từ khoa Khoa học không gian và khí hậu, Đại học Michigan, cho biết thời kỳ từ trường thay đổi dữ dội này ảnh hưởng mạnh mẽ đến khí quyển và các điều kịn sống trên Trái đất. Từ quyển suy yếu đồng nghĩa với việc hành tinh ít được bảo vệ khỏi các tia vũ trụ có hại, mà phổ biến nhất là bức xạ Mặt trời.

Để đi đến kết luận này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng một chuỗi các mô hình dựa trên dữ liệu từ tính của Trái đất ẩn trong trầm tích đá cổ đại, dữ liệu núi lửa, một số mô phỏng về sự kiên Laschamp, mô phỏng về tương tác của từ quyển với gió Mặt trời...

Họ nhận thấy từ quyển của hành tinh đã thu nhỏ lại, chỉ còn khoảng 3,8 lần bán kính Trái đất trong suốt thời kỳ đen tối này. Sự kiện kéo theo việc gió Mặt trời dễ xuyên qua từ quyển, phá hủy tầng ozone, và có thể góp phần vào sự biến mất của loài người cổ đại Neanderthals ở châu Âu, mà cho đến nay vẫn còn là bí ẩn.

Neanderthals là một loài người khác với loài Homo sapiens chúng ta, cùng thuộc chi Người (Homo).

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vũ trụ bị thủng 4 lỗ, thủ phạm là lỗ đen

Vũ trụ bị thủng 4 lỗ, thủ phạm là lỗ đen "quái vật"

Các nhà khoa học đã tìm thấy 4 lỗ hổng khổng lồ tại trung tâm một cụm thiên hà nhờ Đài quan sát tia X Chandra của NASA, có liên quan đến 1 cặp lỗ đen quái vật.

Đăng ngày: 20/12/2021
Thước phim tàu vũ trụ NASA lao vào Mặt Trời

Thước phim tàu vũ trụ NASA lao vào Mặt Trời

Trong chuyến tiếp cận tháng 8, tàu Parker lao qua khí quyển Mặt Trời, ghi lại những hình ảnh thoáng qua của các hành tinh như sao Hỏa, Trái Đất.

Đăng ngày: 19/12/2021
Phát hiện hàng loạt

Phát hiện hàng loạt "cánh tay hóa thạch" của dải Ngân Hà

Bản đồ mới về thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà) đã tiết lộ hàng loạt cấu trúc lạ trông như những cánh tay, cổ xưa và là tàn tích của những sự kiện dữ dội.

Đăng ngày: 18/12/2021
Tên lửa Trung Quốc phóng hỏng làm mất hai vệ tinh

Tên lửa Trung Quốc phóng hỏng làm mất hai vệ tinh

Tên lửa nhiên liệu rắn Khoái Châu 1A phóng hỏng sau khi cất cánh vào tối ngày 12/12, làm mất hai vệ tinh thương mại dùng để thử nghiệm tăng cường định vị cho xe tự lái.

Đăng ngày: 17/12/2021
Kính viễn vọng nhạy nhất thế giới sau 4 năm khám phá không gian

Kính viễn vọng nhạy nhất thế giới sau 4 năm khám phá không gian

Với độ nhạy cực cao, kính viễn vọng vô tuyến FAST đã giúp các nhà khoa học phát hiện một số lượng lớn sao xung và tính hiệu vô tuyến.

Đăng ngày: 17/12/2021
Cách Trái đất 1,5 triệu km, nhật thực sẽ như thế này đây

Cách Trái đất 1,5 triệu km, nhật thực sẽ như thế này đây

DISCOVR đã theo dõi nhật thực khi bóng của Mặt trăng chiếu xuống một vùng lớn tại Nam Cực vào ngày 4 tháng 12.

Đăng ngày: 17/12/2021
Vật thể khiến khoa học bối rối: Hành tinh

Vật thể khiến khoa học bối rối: Hành tinh "nâng cấp" thành "quái vật"

Một chiến dịch tìm kiếm bạn đồng hành ngoài hành tinh đã đưa các nhà khoa học đến một vật thể gây bối rối, có khối lượng gấp 15 lần sao Mộc.

Đăng ngày: 16/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News