Cung nữ Trung Hoa cổ đại làm gì để "giết thời gian"?

Cung nữ là những nữ nhân chuyên phục vụ Hoàng đế và người thân của Hoàng đế. Vào thời điểm nhà Hán vừa mới được dựng lên, trong cung chỉ có vài chục cung nữ. Nhưng đến thời Đường Huyền Tông của nhà Đường, con số cung nữ trong cung đã lên đến hơn 40 nghìn người.

Trong số đó, có nhiều cung nữ trở thành phi tần của Hoàng đế, chẳng hạn như sinh mẫu (mẹ ruột) của Hoàng đế Vạn Lịch thời nhà Minh có xuất thân là một cung nữ. Tuy nhiên, đó chỉ là những trường hợp cung nữ được Hoàng đế sủng ái hiếm hoi trong lịch sử. Đại đa số cung nữ chỉ có thể sống cô độc trong thâm cung.

Cung nữ Trung Hoa cổ đại làm gì để giết thời gian?
Đại đa số cung nữ chỉ có thể sống cô độc trong thâm cung. (Ảnh minh họa).

Nếu cô đơn đến thế thì những cung nữ đó làm thế nào để giết thời gian trong những đêm dài đằng đẵng đó? Có thể một số người cho rằng, cung nữ là những người hầu hạ thấp kém, không thể có được thời gian rảnh rỗi.

Đây là một sự hiểu lầm lớn, bởi vì ngoại trừ các cung nữ đặc biệt nhất định phải túc trực bên cạnh phi tần thì hầu hết cung nữ đều có lịch làm việc riêng, có thể là 3 ngày 1 lần hoặc là 5 ngày 1 lần.

Ngoài ra, các cung nữ không phải là nhóm người có địa vị thấp nhất, những công việc nặng nhọc nhất thường là nhiệm vụ của các nữ nhân ở dịch đình. Họ là vợ con của các đại thần phạm tội hoặc là những nữ tù nhân trong chiến tranh.

Chính vì vậy, vào buổi tối, các cung nữ cũng sẽ có nhiều thú vui giải trí để giết thời gian.

Đầu tiên là chơi bài. Loại mà các cung nữ thường chơi gọi là Mã điếu, cách chơi khá giống với bài xì tố (hay xì phé).

Cách giải trí thứ 2 là chơi nhạc cụ. Chẳng hạn như sủng phi Thích Phu Nhân của Lưu Bang có một cung nữ thiếp thân tên là Giả Bội Lan, người này đặc biệt thông thạo các nhạc cụ.

Một cách giết thời gian khác của các cung nữ chính là hẹn hò. Nếu may mắn cung nữ có thể làm quen với một thị vệ nào đó, giữa họ chỉ có thể lén lút gặp mặt. Tuy nhiên một khi bị phát hiện hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.

Với một số cung nữ khác, cơ hội tiếp xúc đàn ông rất ít nên mới có thể dẫn đến trường hợp đặc biệt gọi là "đối thực". "Đối thực" ban đầu được dùng để mô tả hành vi đồng tính luyến ái nữ giữa các cung nữ, về sau lại được sử dụng cho mối quan hệ ân ái giữa cung nữ và thái giám.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những thông tin sai lầm nhiều người tưởng là khoa học

Những thông tin sai lầm nhiều người tưởng là khoa học

Dưới đây là những thông tin phổ biến nhưng sai lầm hoặc giả dối nhưng không hề có bằng chứng khoa học, nhiều người lâu nay vẫn tin là thật.

Đăng ngày: 24/09/2020
Bữa ăn cuối cùng trên tàu Titanic có gì?

Bữa ăn cuối cùng trên tàu Titanic có gì?

Sau 108 năm từ khi chuyến tàu RMS Titanic định mệnh chìm xuống đáy biển Đại Tây Dương, bữa ăn cuối cùng dần được tiết lộ qua các hiện vật và lời kể của những hành khách.

Đăng ngày: 23/09/2020
Nhà khoa học gia hàng đầu của NASA khẳng định “thế giới bên kia” có thật

Nhà khoa học gia hàng đầu của NASA khẳng định “thế giới bên kia” có thật

Theo Wernher von Braun, một nhà khoa học hàng đầu của NASA, cuộc sống sau khi chết là hoàn toàn có thật và sẽ được chứng minh.

Đăng ngày: 23/09/2020
Những tàu hải tặc khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại

Những tàu hải tặc khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại

Trong lịch sử ngành hàng hải, có những con tàu hải tặc khét tiếng đã trở thành nỗi ác mộng đối người đi biển.

Đăng ngày: 22/09/2020
Các nhà lý thuyết Trái đất phẳng bị bắt sau khi cố gắng chèo thuyền đến

Các nhà lý thuyết Trái đất phẳng bị bắt sau khi cố gắng chèo thuyền đến "rìa" thế giới

Trái Đất phẳng là quan niệm cho rằng hình dạng của Trái Đất là phẳng dẹt như một chiếc đĩa.

Đăng ngày: 22/09/2020
Miệng núi lửa khổng lồ tiếp tục xuất hiện tại Siberia

Miệng núi lửa khổng lồ tiếp tục xuất hiện tại Siberia

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một miệng núi lửa khổng lồ trên khu vực lãnh nguyên Bắc Cực ở Siberia, ước tính rộng khoảng gần 200m.

Đăng ngày: 21/09/2020
Những hiểm nguy đe dọa tính mạng phi công nhảy dù trên biển

Những hiểm nguy đe dọa tính mạng phi công nhảy dù trên biển

So với tiếp đất, nhảy dù trên biển phức tạp hơn rất nhiều, lằn ranh sinh tử tính bằng một phần giây.

Đăng ngày: 21/09/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News