Cuộc chiến đấu với vi khuẩn ăn thịt người
Một phụ nữ trẻ tại Mỹ mất tứ chi sau khi nhiễm chủng vi khuẩn có khả năng ăn thịt người trong một tai nạn. Sau nhiều ngày vật lộn, cô đã lấy lại được giọng nói.
Aimee Copeland - một phụ nữ 24 tuổi sống tại thành phố Carrollton, bang Georgia, Mỹ - nhiễm một chủng vi khuẩn có khả năng gây chứng viêm cân hoại tử (Necrotizing Fasciitis), một dạng viêm mô liên cầu. Vi khuẩn xâm nhập vào các vết thương và phá hủy những mô xung quanh, AP cho biết.
Hôm 1/5, Aimee, vốn là học viên cao học ngành tâm lý của Đại học West Georgia, cùng mấy người bạn du ngoạn bằng cáp treo phía trên một dòng sông Little Tallapoosa. Cáp treo va vào vách đá khiến cô ngã xuống sông. Một vết cắt sâu xuất hiện trên bắp chân trái cô gái sau cú ngã.
Cô Aimee Copeland.
Các bác sĩ tại một bệnh viện ở thành phố Carrollton đã khâu 22 mũi để làm kín vết thương của cô. Song hôm 4/5, bạn bè đưa Aimee tới phòng cấp cứu trong tình trạng nhiễm trùng. Các bác sĩ chẩn đoán cô mắc hội chứng nhiễm trùng hiếm gặp. Người ta nhanh chóng đưa cô tới thành phố Augusta - nơi cách Carrollton 300km - để điều trị. Các bác sĩ buộc phải cắt chân trái và một phần dạ dày của Aimee để bảo toàn mạng sống. Cô bị đau tim ngay sau khi người ta đưa cô ra khỏi bàn phẫu thuật, song các bác sĩ đã kịp thời cứu sống cô. Họ nói rằng Aimee sẽ không sống sót qua đêm hôm đó, nhưng cô đã chứng minh điều ngược lại. Mấy ngày sau các bác sĩ cắt nốt chân phải và hai tay vì chúng cũng bị hoại tử.
Giáo sư Buddy Creech, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm của Đại học Vanderbilt tại Mỹ, nói rằng: chứng viêm cân hoại tử của Aimee do một vi khuẩn có tên Aeromonas hydrophila gây nên. Loại vi khuẩn này sống trong những dòng sông và suối ấm. Phần lớn người không gặp triệu chứng gì khi phơi nhiễm Aeromonas hydrophila, song nó có thể gây hậu quả trên cơ thể một số cá nhân. Chúng tiết ra các chất độc khiến mô cơ, mỡ và da bị hủy hoại. Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ ước tính 550 tới 1.000 người bị hoại tử mỗi năm vì Aeromonas hydrophila trên toàn thế giới. Khoảng 25% nạn nhân tử vong.
Chứng viêm cân hoại tử còn khiến Aimee phải chống chọi với hiện tượng suy thận và tổn thương ở các cơ quan nội tạng khác. Các bác sĩ phải đưa cô vào phòng chăm sóc đặc biệt, nơi cô thở nhờ máy. Cô gái bắt đầu tự thở vào đầu tuần trước. Sau đó cô tự ngồi lên ghế hôm 24/5 và ăn thực phẩm mềm.
"Giọng của Aimee khá yếu, song con bé đã pha trò về cuộc sống của nó tại bệnh viện với những người trong gia đình", ông Andy Copeland, cha của Aimee, kể.
Khi Andy vào phòng bệnh của Aimee vào khoảng 17h hôm 27/5, ông hỏi cô cảm thấy thế nào. "Con thấy ngạc nhiên vì con vẫn còn nói được", cô đáp.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ
Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.
