Cuộc gọi cuối cùng của phi công QZ8501 với mặt đất

Cơ trưởng chuyến bay AirAsia QZ8501 đã xin phép chuyển hướng và nâng độ cao của phi cơ trong liên lạc cuối cùng với đài kiểm soát không lưu trước khi mất tích.

Theo BBC, cuộc gọi cuối cùng giữa máy bay với đài kiểm soát ở sân bay Surabaya được cơ quan điều hành bay quốc gia Indonesia AirNav tiết lộ tối qua.

Máy bay rời Surabaya vào 5h35 ngày 28/12 và dự kiến đến Singapore vào 8h30.

Tuy nhiên, ông Wisnu Darjono, giám đốc an toàn của AirNav cho biết, vào 6h12, cơ trưởng Iriyanto, 53 tuổi, đã xin phép được rẽ trái để tránh một cơn bão. Yêu cầu này được chấp thuận ngay lập tức và máy bay đã chuyển hướng.

Cuộc gọi cuối cùng của phi công QZ8501 với mặt đất
Một máy bay tìm kiếm QZ8501. (Ảnh: AFP)

Sau đó, ông Iriyanto tiếp tục xin phép đưa phi cơ từ độ cao 9,8km lên 11,5km nhưng không giải thích tại sao muốn làm như vậy.

Sau khi liên lạc với các đồng nghiệp ở Singapore, nhân viên không lưu Indonesia đã thông báo với cơ trưởng rằng ông chỉ có thể nâng độ cao máy bay lên 10,4km, vì có một máy bay khác của AirAsia đang hoạt động ở phía trên.

"Chúng tôi mất khoảng hai đến ba phút để liên lạc với phía Singapore", ông Darjono cho hay. "Tuy nhiên khi chúng tôi thông báo chấp thuận với cơ trưởng lúc 6h14, chúng tôi không nhận được hồi đáp nào".

Giới chức chính thức tuyên bố QZ8501 mất tích vào lúc 7h55.

Không rõ chuyện gì xảy ra sau đó nhưng có những nghi ngờ rằng máy bay có thể đã cố gắng vượt qua một vùng bão. Các cựu phi công cho biết điều này có thể khiến phi cơ bị mất ổn định và tròng trành, do gió lớn quật vào máy bay.

Cơ trưởng Iriyanto đã có hơn 20.500 giờ bay, gần 7.000 trong số đó là cho AirAsia. Phi công phụ là Remi Emmanuel Plesel, người Pháp.

Hàng chục máy bay và tàu hôm nay dự kiến quần thảo một khu vực cách xa đường bay ban đầu của chiếc Airbus A320-200. Giới chức Indonesia nghi ngờ máy bay đã rơi xuống biển nhưng hiện vẫn chưa tìm thấy bằng chứng nào.

Mỹ cho hay Indonesia đã đề nghị Washington hỗ trợ tìm kiếm. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết nước này sẵn sàng giúp đỡ nhưng đang cân nhắc về cách thức hỗ trợ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News