Cuộc phiêu lưu của những chú cá con

Có tới 1/4 trong 27.000 loài cá sinh sống ở rạn san hô vốn chỉ chiếm <1% bề mặt Trái đất. Nhưng trước khi ổn định tại ngôi nhà lung linh này, những chú cá con phải trải qua bao nhiêu nguy hiểm và khó khăn trong suốt quá trình tự trưởng thành, chúng phải tự mình chinh phục cuộc hành trình dài trước khi tìm được rạn san hô lý tưởng để trú ngụ.

Cuộc phiêu lưu của những chú cá con
Cá con phải tự mình chinh phục cuộc hành trình dài trước khi tìm được nơi trú ẩn.

Vòng đời của hầu hết những chú cá bắt đầu khi cha mẹ chúng thả tinh trùng và trứng vào dòng nước. Tùy vào loài cá cụ thể mà việc này có thể xảy ra hàng ngày, theo mùa hoặc năm nhưng thông thường sẽ theo tuần trăng hay thủy triều. Mặc cho số phận, trứng được thụ tinh trôi theo dòng nước, nở ra hàng triệu cá con.

Cuộc phiêu lưu của những chú cá con
Mặc cho số phận, trứng được thụ tinh trôi theo dòng nước, nở ra hàng triệu cá con.

Khi mới nở, chúng rất bé nhỏ và yếu ớt trôi tự do theo dòng nước tới bất cứ đâu, băng qua các đại dương rộng lớn, vượt hàng ngàn dặm cách nơi chúng được sinh ra. Khi này tuy còn quá nhỏ, thậm chí chưa có mang và phải hấp thụ oxy trực tiếp qua da để thở, nhưng chúng phải tự đối mặt với nhiều mối nguy hiểm, né tránh kẻ săn mồi, tìm thức ăn và bơi đúng dòng hải lưu để tới được môi trường phù hợp.​

Chúng đã làm điều đó như thế nào chỉ với một cơ thể vô cùng nhỏ bé?

Các nhà sinh vật học về biển từng cho rằng cá con là những sinh vật yếu ớt, thụ động và phó mặc số phận mình theo dòng nước. Nhưng 20 năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng không vô dụng như mọi người vẫn nghĩ, chúng nắm giữ vận mệnh bằng những chiếc vây bé xíu để tối đa hóa cơ hội sống sót. Nhiều loài cá con bơi khỏe một cách kinh ngạc, chúng di chuyển dọc dòng chảy để vào các dòng chảy khác. Bằng cách tận dụng lực đẩy, những chú cá này có thể chọn con đường nhanh nhất để đến ngôi nhà tương lai.​

Cá con sở hữu một hệ thống định hướng nhạy cảm bằng âm thanh và mùi hương để phân biệt các loại môi trường khác nhau, giúp chúng trong việc tìm kiếm môi trường sống thích hợp nhất. Nhiều con sẽ tới những ngôi nhà mới, cách nơi chúng sinh ra hàng dặm nhưng số khác sẽ cảm nhận mùi hương để trở về lại nơi chúng được sinh ra, kể cả khi trong trạng thái ấu trùng suốt nhiều tuần.

Cuộc phiêu lưu của những chú cá con
Cá con sở hữu một hệ thống định hướng nhạy cảm bằng âm thanh và mùi hương.

Chúng chọn rạn san hô đầu tiên để làm nhà?

Không hẳn vậy! Cá con có thể nhảy khỏi dòng nước để kiểm tra rạn san hô phía dưới. Nếu điều kiện không thích hợp, chúng sẽ quay trở lại dòng nước bên trên và tiếp tục hành trình với hi vọng rạn san hô tiếp theo sẽ thích hợp hơn.

Đây cũng là toàn bộ những gì chúng ta được biết. Ta không biết quá trình di chuyển của hầu hết các loài cá và cũng không biết những tiêu chí của một rạn san hô phù hợp mà từng loại cá chọn làm nhà. Nhưng ta biết rằng các kẻ du mục này không phải là những sinh vật yếu ớt và vô dụng như ta vẫn lầm tưởng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài thằn lằn đẻ trứng và sinh con cùng lúc

Loài thằn lằn đẻ trứng và sinh con cùng lúc

Khả năng sinh sản “kép” của loài thằn lằn bóng vùng Australia giúp nhà khoa học hiểu rõ quá trình tiến hóa khi mang thai ở loài bò sát.

Đăng ngày: 13/04/2020
Chim ưng cái giao phối khác loài đẻ con lai hiếm

Chim ưng cái giao phối khác loài đẻ con lai hiếm

Không thể tìm thấy con đực cùng loài, chim ưng đen cái buộc phải tán tỉnh và ghép đôi với một con ưng vai đỏ đực bản xứ.

Đăng ngày: 10/04/2020
Cơ thể trong suốt của gấu nước

Cơ thể trong suốt của gấu nước "bất tử"

Các bộ phận bên trong cơ thể gấu nước phát sáng rực rỡ dưới kính hiển vi nhờ màu nhuộm huỳnh quang.

Đăng ngày: 10/04/2020
Chim oanh

Chim oanh "lẻ bóng" 4 năm vì bộ lông bạch tạng

Một con chim oanh bạch tạng buộc phải sống đơn độc nhiều năm do không có phần ức màu đỏ đặc trưng giúp chim đực nhận ra bạn tình tiềm năng.

Đăng ngày: 08/04/2020
Rùa biển đồng loạt lên bờ đẻ trứng

Rùa biển đồng loạt lên bờ đẻ trứng

Bãi biển sạch và vắng khách do tác động của Covid-19 cung cấp môi trường sinh sản thuận lợi cho rùa biển ở miền đông Ấn Độ.

Đăng ngày: 08/04/2020
Các nhà khoa học phát hiện chim cánh cụt thực sự “nói chuyện” dưới nước

Các nhà khoa học phát hiện chim cánh cụt thực sự “nói chuyện” dưới nước

Giống như các loài chim biển khác, chim cánh cụt có thể kêu lớn trên đất liền, nhất là những nơi chúng sinh sản. Chúng sử dụng tiếng gọi này để liên lạc với bạn đời và họ hàng của chúng.

Đăng ngày: 06/04/2020
Kỳ quặc loài rắn kịch độc chỉ nằm nhử con mồi

Kỳ quặc loài rắn kịch độc chỉ nằm nhử con mồi

Không giống các con rắn độc khác, loài rắn hổ tử vong không chủ động săn mồi mà nằm một chỗ quẫy đuôi nhử con mồi tới rồi ăn thịt.

Đăng ngày: 01/04/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News