Cuộc tìm kiếm linh hồn và thế giới bên kia: Một nhà khoa học chứng minh điều đó bằng chính mạng sống của mình
Một nhà khoa học và tâm linh tên Thomas Lynn Bradford đã tự kết liễu đời mình với hy vọng chứng minh được có thế giới bên kia.
Từ lâu, thế giới sau khi chết luôn là chủ đề được con người muốn khám phá. Nhiều người tin rằng cái chết thể xác không phải là kết thúc; những người khác tin rằng chúng ta chỉ sống một lần. Giống như tất cả các ngành khoa học khác, lý thuyết phải được thực hành trước khi rút ra kết luận. Trong một ví dụ cực đoan, một nhà khoa học và tâm linh tên là Thomas Lynn Bradford đã tự kết liễu đời mình trong nỗ lực chứng minh sự tồn tại của thế giới bên kia.
Vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, thuyết duy linh phát triển mạnh mẽ ở Mỹ, sau cuộc Nội chiến và Thế chiến thứ Nhất, với rất nhiều chết chóc và tang thương. Thuyết nêu ý tưởng về một thế giới bên kia và khả năng giao tiếp với những người đã khuất. Do đó, các ông đồng bà cốt, nhà tâm linh, các buổi gọi hồn, cầu cơ rất phổ biến vào thời điểm đó. Mặc dù xuất hiện không ít lang băm, kẻ lừa đảo, nhưng cũng có nhiều người đàng hoàng trong xã hội tin tưởng vào cuộc sống sau khi chết. Một trong số này là Thomas Lynn Bradford. (Ảnh: Pixabay).
Bradford là người gốc Detroit, sinh vào khoảng năm 1872. Ông trở thành giáo sư đại học và cũng có mối quan tâm sâu sắc đến thuyết tâm linh. Ông ta bị thuyết phục về sự tồn tại của thế giới bên kia và linh hồn.
Ông tin chắc vào điều này đến mức thậm chí còn tin rằng cách duy nhất để đưa ra bằng chứng không thể chối cãi là tự mình xác minh kết quả. Tuy nhiên, cách làm của Bradford lại rất độc đáo, đó là chủ động tự kết liễu đời mình để chứng minh điều đó. Bằng cách này, linh hồn của ông ta có thể tiếp xúc với các phương tiện và thiết bị đã được sắp xếp trước đó của mình, cuối cùng xác nhận sự tồn tại của thế giới bên kia.
Bị ám ảnh về cuộc sống sau khi chết, Thomas Lynn Bradford thường xuyên tham dự các buổi cầu hồn và diễn thuyết về tâm linh. Vào tháng 1/1921, sau khi nảy ra một ý tưởng đột phá, Bradford đăng quảng cáo trên báo tuyển trợ lý giúp ông thực hiện thí nghiệm về “khoa học tâm linh”. Tin tức về Bradford xuất hiện trên báo. (Ảnh: Pixabay)
Bradford sau đó đã đăng một quảng cáo tuyển dụng một trợ lý quan tâm đến "khoa học tâm linh". Một người phụ nữ tên là Ruth Doran đã nhận lời tuyển dụng của ông. Cô ấy là một nhà văn, xuất thân từ một gia đình nổi tiếng ở địa phương. Tuy nhiên, cô không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này, sau đó cô giải thích: "Sau khi xem quảng cáo, tôi đã đến làm trợ lý cho Bradford chỉ vì muốn tìm hiểu điều bí ẩn này. Nhưng tôi không phải là nhà tâm linh hay người tin vào tâm lý học".
Khi gặp Bradford, bà nhanh chóng bị thế giới của thuyết duy linh thu hút và cảm thấy có một mối liên hệ mạnh mẽ, gần như là mê đắm với ông ta. Đây có lẽ là lý do vì sao bà không bỏ chạy khi biết Bradford đang hướng đến loại thí nghiệm đáng sợ.
Ông chia sẻ với Doran về ý tưởng này và bà phải hứa, sau cái chết của ông, luôn sẵn sàng chờ thông điệp gửi về từ thế giới bên kia. Vào ngày 5/2/1921, Bradford đóng kín cửa phòng ngủ, mở gas và tự kết liệu thành công. Cảnh sát đã tìm thấy những dòng chữ vẫn còn nằm trong máy đánh chữ của ông, với nội dung cái chết của ông là tự nguyện, nhằm chứng minh các hiện tượng linh hồn và những điều thuộc lĩnh vực siêu nhiên. Một cuộc điều tra đã được tiến hành. Ban đầu cảnh sát nghi ngờ Doran có liên quan đến cái chết của Bradford, nhưng không có bằng chứng cụ thể nào nên bà không bị buộc tội. (Ảnh: Zhihu).
Bradford đã đề xuất với Doran ý tưởng khác thường của mình: "Trong sự hòa hợp thích hợp của hai tâm trí, một trong hai phải cởi bỏ lớp áo trần thế". Nói cách khác, Bradford có ý định rời bỏ cơ thể vật lý của mình để giao tiếp với Doran dưới hình thức của một linh hồn.
Vào ngày 5 tháng 2 năm 1921, Bradford bật bếp gas trong căn phòng thuê của mình và tự làm mình ngạt thở. Trước khi chết, ông ấy đã viết một vài dòng chữ trên máy đánh chữ nói về những gì ông ấy đã làm và những gì sẽ làm. Cuối cùng, Bradford giải thích mục đích của mình, đó là chứng minh sự tồn tại của thế giới bên kia thông qua các phương tiện khoa học.
Sau khi Bradford tự kết liễu đời mình, Doran bắt đầu cuộc cầu nguyện kéo dài 2 tuần với hy vọng nhận được một hình thức liên lạc nào đó từ Bradford. Tuy nhiên, tất cả chỉ là sự im lặng. Câu chuyện sau đó đã thu hút sự được quan tâm của công chúng, và tờ New York Times thậm chí còn đăng một bài báo châm biếm có tựa đề "Những nhà chiêu hồn im lặng".
Tin tức về cái chết của nhà ngoại cảm lập tức xuất hiện trên các tờ báo lớn, với các tiêu đề giật gân và được cập nhật liên tục. Dư luận quan tâm liệu Bradford có thực hiện lời hứa gửi thông điệp từ thế giới bên kia hay không. Riêng Doran vẫn luôn trong tâm trạng chờ đợi nhưng không có phản hồi từ Bradford. (Ảnh: Zhihu).
Theo thời gian, công chúng dần mất hứng thú với những gì Bradford nói và Doran cũng nhanh chóng biến mất khỏi tầm mắt của công chúng. Hồ sơ cho thấy cô tiếp tục theo đuổi ánh đèn sân khấu khi thường xuyên được mời quảng cáo, diễn thuyết và cung cấp dịch vụ phân tích tính cách.
Bradford đã nỗ lực rất nhiều để chứng minh điều mà ông tin tưởng và phải trả giá bằng mạng sống của mình. Mặc dù hậu quả của cái chết tự gây ra của ông ta đã gây ra khá nhiều chấn động và tạo ra vô số tiêu đề. Nhưng khi dư luận biến mất, ông đã chứng minh rằng thế giới bên kia và linh hồn có thể thực sự không tồn tại.