Cuối cùng tôi đã hiểu vì sao ống kính camera smartphone hình tròn mà chụp ảnh lại ra hình chữ nhật
Tất cả mọi thứ xảy ra đều có lý do và đây là lý do ống kính camera thì tròn còn ảnh chụp lại ra hình chữ nhật/ vuông!
Khi nhìn những ống kính camera trên những chiếc máy ảnh hay trên điện thoại thông minh, hình dạng của chúng là gì? Tròn, đúng vậy. Thế nhưng, ảnh chụp thì lại có hình chữ nhật/ vuông. Bạn đã bao giờ thắc mắc về điều kì lạ này chưa
Thực tế, mọi thứ khá đơn giản bởi khác với hiểu lầm của nhiều người, ống kính không trực tiếp tạo ra hình ảnh. Thay vào đó, ống kính phối hợp với một bộ phận quan trọng khác có trong máy ảnh/ smartphone để tạo ra hình ảnh.
Ở những chiếc máy ảnh cổ, thành phần này là film, trong khi đó với máy ảnh số/ smartphone, bộ phận này là cảm biến hình ảnh.
Ống kính không phải bộ phận trực tiếp tạo ra hình ảnh, nó phối hợp chặt chẽ với cảm biến trên các thiết bị số để làm điều này.
Khi ánh sáng phản chiếu lại từ chủ thể bạn đang chụp hình, ánh sáng sẽ chuyển vào ống kính camera và nhiệm vụ của ống kính là “bẻ” ánh sánh và tập trung nó vào phần film hoặc cảm biến hình ảnh.
Những nhà sản xuất máy ảnh đầu tiên đã tìm ra rằng ống kính hình tròn có thể thực hiện tập hợp ánh sáng vào film hiệu quả nhất và vì thế hình dáng tròn đã được lựa chọn.
Vậy nếu ống kính camera có hình tròn, tại sao những miếng film lại có hình chữ nhật? Hãy thử nghĩ về tất cả những hình ảnh mà bạn thấy, cho dù là ảnh chụp, tranh vẽ hay poster, hầu hết chúng đều có hình chữ nhật hoặc hình vuông.
Lý do cho điều này rấy đơn giản, hình vuông hoặc hình chữ nhật khiến việc tạo khung ảnh dễ dàng hơn, bên cạnh đó hình khối này cũng giúp tranh, ảnh dễ được treo trên những bức tường có cùng hình khối hơn.
Hình chữ nhật là kích thước phù hợp nhất của những tấm film trong một cuộc film.
Ngoài ra, nếu bạn đã từng nhìn thấy một cuộn film, có lẽ bạn cũng biết cơ chế hoạt động dạng cuộn của nó mỗi khi một hình ảnh được chụp. Vì thế, một series những miếng phim hình chữ nhật được cuộn lại sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn hình oval hay bất kì hình dạng nào khác.
Tương tự, máy ảnh số và smartphone cũng đi theo “phong cách” này. Bên cạnh đó, sử dụng một cảm biến hình chữ nhật cũng được cho là sẽ mang đến những hình ảnh đẹp hơn.
Một ống kính hình tròn có thể sản sinh ra một hình ảnh hình tròn bên trong camera. Tuy nhiên, các viền bên ngoài của hình ảnh hình tròn này có thể sẽ dễ bị méo mó hơn những hình ảnh nằm ở phía sâu trong trung tâm.
Đây là kết quả cuộc việc ánh sáng bị bẻ cong nhiều hơn để có thể tới được khu vực rìa. Vì thế, để hình ảnh có chất lượng tốt hơn, những cảm biến hình chữ nhật đã cắt bỏ phần rìa hình ảnh được ghi lại từ ống kính hình tròn.
Hay nói một cách đơn giản, nó sẽ giữ lại phần hình ảnh tốt nhất được ghi lại từ ống kính.
Công nghệ quả thực hết sức diệu kìa!

Lời tiên tri của bà lão mù Vanga về tân Tổng thống Mỹ Donald Trump
Tỷ phú Donald Trump đã giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Kết quả này đã được những nhà tiên tri nổi tiếng trên thế giới tiên đoán từ hàng trăm năm trước, khiến mọi người phải khiếp sợ.

Những cách để tạo ra một bức thư biết "tàng hình" từ các vật dụng cơ bản nhất
Tạo ra thư tàng hình dễ hơn bạn tưởng rất nhiều đấy, chỉ đơn giản dùng những vật dụng xung quanh thôi.

Những bí mật về matcha có thể bạn chưa biết
Trà xanh của Nhật là nguyên liệu ưa thích của nhiều thực khách. Có một số bí mật thú vị về loại thực phẩm thơm ngon, bổ dưỡng này mà bạn có thể chưa biết.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Liệu có thể dự đoán trước bộ phim nào thắng giải Oscar?
Giải thưởng Viện Hàn lâm thường được biết đến với tên Giải Oscar là giải thưởng điện ảnh của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (Hoa Kỳ).

Top 10 người có chỉ số IQ cao nhất thế giới
Trên thế giới có những con người xuất chúng với chỉ số thông minh vượt trội như Albert Einstein, Stephen Hawking. Tuy nhiên, trong lịch sử thế giới có rất nhiều người có chỉ số IQ cao hơn hai nhà bác học trên.
