Cuồng phong thổi bay nhà khoa học trên trạm khí tượng
Những cơn gió 180km/h khiến nhà khoa học chỉ tiến được vài bước trước khi bị thổi ngã lộn nhào xuống nền đất.
Một nhà khoa học quyết định leo lên đỉnh trạm quan sát khí tượng Mount Washington Observatory ở Conway, New Hampshire, Mỹ bất chấp những cơn cuồng phong cực mạnh, theo Sun. Cầm chặt lá cờ màu cam và cúi thấp người tiến về phía trước, nhà khoa học cố gắng đi thẳng một mạch. Tuy nhiên, sau nhiều lần ngã lộn nhào và bị gió thổi ngược về phía sau hơn 30m, nhà khoa học buộc phải chấp nhận bỏ cuộc.
Nhà khoa học cầm chặt lá cờ màu cam và cúi thấp người tiến về phía trước.
Theo đại diện trạm khí tượng, các nhân viên không được phép đi lên đài quan sát nếu sức gió vượt quá 193km/h. Đoạn video được trạm khí tượng chia sẻ trên Facebook hôm 10/3, thu hút gần 12.000 lượt thích và hơn 16.000 lượt chia sẻ.
"Những cơn gió lên đến gần 180km/h vì vậy chúng tôi buộc phải ngừng làm việc. Sức gió mạnh nhất hôm đó là 320km/h và lá cờ được sử dụng để giúp hình dung về cơn gió. Mỗi nhà quan sát có giới hạn chịu đựng riêng tùy theo kinh nghiệm. Phần lớn trong chúng tôi sẽ ngừng leo lên đài quan sát nếu gió bắt đầu thổi ở tốc độ trên 193km/h", đại diện đài quan sát cho biết.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đảo rắn Brazil - nơi kinh hoàng nhất thế giới
Đảo rắn tại Brazil sở hữu vẻ đẹp tựa thiên đường nhưng với gần 400.000 con rắn độc bậc nhất thế giới vừa là nỗi sợ, vừa kích thích sự hiếu kỳ của du khách ưa mạo hiểm.

Hiện tượng La Nina là gì?
La Nina là hiện tượng nước biển lạnh đi so với bình thường, đây là một hiện tượng trái ngược lại với hiện tượng El Nino (nước biển nóng lên).

Bí ẩn về hồ Baikal - Hồ nước lớn nhất thế giới
Hồ Baikal là hồ nước ngọt có một không hai trên thế giới nằm ở phía Đông Siberia (LB Nga) rộng 31.722 km² với độ sâu trung bình là 744m.

Hiệu ứng nhà kính là gì?
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào.

Thời kỳ “tiểu băng hà” là nguyên nhân của dịch bệnh, các đế chế sụp đổ và di cư
Hiện nay, một nhóm các nhà nghiên cứu đang cân nhắc đến một loại khác của tình trạng biến đổi khí hậu—một thời kỳ tiểu băng hà—mà họ nói đã khiến một số đế chế ở Á-Âu, bao gồm đế chế La Mã, lụi tàn hoặc sụp đổ
