Đã có 48 người chết trong vụ núi lửa bất ngờ phun trào ở Nhật
Số người chết trong vụ núi lửa bất ngờ phun trào tại Nhật Bản lên con số 48 vào hôm 1/10, sau khi các lực lượng cứu hộ phát hiện thêm 12 thi thể ở những khu vực tìm kiếm mới phủ đầy tro bụi.
>>> Núi lửa bất ngờ phun trào làm nhiều người thiệt mạng ở Nhật
>>> Vì sao núi lửa Ontake ở Nhật Bản bất ngờ phun trào?
Theo AFP, núi lửa Ontake, cao 3.067 mét ở quận Nagano miền trung Nhật Bản, đột ngột "thức giấc" vào trưa 27/9 khiến người dân sinh sống xung quanh và hàng trăm người đang đi bộ trên núi không kịp đề phòng. Đây được xem là thảm họa núi lửa tồi tệ nhất Nhật Bản trong 90 năm trở lại đây.
Đã có 48 người chết trong vụ phun trào đột ngột của núi lửa Ontake, số người thiệt mạng được cho là còn tăng - (Ảnh: AFP)
Hôm 28/9, có 36 thi thể đã được tìm thấy và nhiều người dân được cho là còn mắc kẹt trong khu vực nguy hiểm, tuy nhiên khí độc trong núi lửa tuôn ra nhiều cùng nguy cơ có thêm các đợt phun trào tiếp theo khiến các lực lượng tìm kiếm cứu hộ khi ấy phải tạm ngừng hoạt động.
AFP dẫn truyền thông địa phương lo ngại rằng sẽ còn có thêm người chết khi có các báo cáo cho biết nhiều người vẫn còn mất tích.
Sở Cứu hỏa địa phương nói rằng có 71 người mất tích, trong khi cảnh sát quận Nagano nhận được hàng trăm báo cáo tìm người, một phát ngôn viên cảnh sát nói với AFP.
Khoảng 1.000 binh sĩ, cảnh sát và lính cứu hỏa cùng trực thăng đã được triển khai lùng sục các khu vực bị ảnh hưởng bởi núi lửa phun trào để tìm kiếm các nạn nhân.
Theo AFP thì có hàng trăm người đang đi bộ trên núi lửa Ontake trong dịp cuối tuần khi nó bất ngờ phun trào, bắn ra tro bụi, đá và khói độc. Nhiều người chạy xuống núi an toàn, trong khi còn hàng chục người được cho là mắc kẹt trên đỉnh núi.
Lực lượng cứu hộ đưa thi thể nạn nhân xuống núi - (Ảnh: AFP)
Khám nhiệm tử thi 12 nạn nhân được phát hiện đầu tiên cho thấy họ đều tử vong do những vết thương gây ra bởi đá của núi lửa bắn vào.
Được biết, thảm họa núi lửa gần đây nhất tại Nhật Bản xảy ra vào năm 1991 khi ngọn núi lửa Unzen ở tây nam nước này bùng nổ khiến 43 người thiệt mạng.
Vào năm 1926, 144 người chết hoặc mất tích khi ngọn núi lửa Tokachi ở miền bắc Nhật Bản phun trào, AFP dẫn Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho biết.
Tiêu đề đã được khoahoc.tv đặt lại.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.
