Đá silicat giúp tăng sản lượng cây trồng và hạn chế phát thải khí CO2

Trong một nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Plants ngày 19/2, các nhà khoa học trường đại học Sheffield (Anh) đã đề xuất ý tưởng bổ sung đá silicat vào đất nông nghiệp để gia tăng sản lượng cây trồng, trong khi hạn chế phát thải khí CO2.

Các nhà khoa học giải thích, việc gia tăng sản lượng mùa vụ là do đá silicat giúp bảo vệ cây trồng chống lại sâu bệnh và bệnh tật, đồng thời cải thiện cấu trúc và tình trạng màu mỡ của đất.

“Từ lâu, con người đã biết rằng đồng bằng núi lửa rất phì nhiêu, là nơi lý tưởng cho trồng trọt mà không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Tuy nhiên, đến bây giờ vẫn còn ít người quan tâm đến cách thức bổ sung thêm đá vào đất để có thể thu giữ carbon”, David Beerling, giám đốc trung tâm Giảm nhẹ biến đổi khí hậu Leverhulme thuộc trường Đại học Sheffield, cho biết.


Việc bổ sung đá vào đất có thể làm tăng sức khoẻ của cây trồng và giúp hấp thụ CO2. (Ảnh: Pixabay).

Các loại đá silicat, chẳng hạn như đá bazan, được hình thành từ những vụ phun trào núi lửa thời cổ đại. Khi được đưa vào đất trồng trọt, chúng sẽ bị tan rã, quá trình này sẽ tạo ra một phản ứng hoá học giúp hấp thụ và lưu trữ CO2 trong đất. Phản ứng này cũng góp phần giải phóng các chất dinh dưỡng trong đá, giúp cây trồng phát triển.

Không giống như các phương pháp thu giữ CO2 khác, việc bổ sung thêm đá vào đất không đòi hỏi thay đổi mục đích sử dụng đất hoặc cần thêm nước. Thêm vào đó, nhiều nông dân thường xuyên rải đá vôi lên đất trồng để giảm hiện tượng axit hoá.

“Theo đề xuất của chúng tôi, việc thay đổi các loại đá và tăng tỷ lệ sử dụng sẽ giống như việc dùng đá vôi nghiền, nhưng giúp đất hấp thụ CO2 từ khí quyển và lưu trữ không chỉ trong đất, mà cả các đại dương”, Stephen Long, giáo sư tại đại học Illinois tại Champaign-Urbana (Mỹ), cho biết.

Để ngăn chặn hiện tượng nóng lên toàn cầu, các nhà khoa học cho rằng con người phải tìm ra nhiều cách khác nhau để giảm thiểu phát thải khí CO2 và loại bỏ nhiều hơn khí CO2 khỏi bầu khí quyển.

“Chiến lược tách CO2 khỏi khí quyển hiện nay đang nằm trong các chương trình nghiên cứu. Chúng ta cần phải đánh giá tính thực tế của các chiến lược này, những gì chúng có thể mang lại và những thách thức là gì”, James Hansen tại đại học Columbia (Mỹ), cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại đào

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?

Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Đăng ngày: 14/02/2025
Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người

Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Đăng ngày: 05/02/2025
Các loại cây làm sạch không khí trong nhà

Các loại cây làm sạch không khí trong nhà

Trồng một chậu cây thường xuân, lan ý, hay trầu bà... sẽ giúp không khí trong nhà trong lành hơn rất nhiều, và bạn sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư. Mời các bạn tham khảo các cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe dưới đây

Đăng ngày: 23/01/2025
Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Hàng loạt cây cảnh chứa chất độc chết người

Các nhà sinh học cảnh báo trong số cây cảnh trồng trong nhà có nhiều loại cây chứa độc tố gây chết người nếu ăn phải.

Đăng ngày: 21/01/2025
Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Khám phá thú vị về cây quất cảnh ngày Tết

Cây quất là cây xanh, cây ăn quả rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là mỗi dịp Tết đến xuân về.

Đăng ngày: 12/01/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 25/12/2024
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 20/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News