Đã tiêm phòng hoặc từng bị sởi vẫn có thể "tái nhiễm"
Bạn đã tiêm vaccine phòng bệnh sởi, và bạn sẽ không bị mắc sởi nữa – hoặc sẽ không làm lây nhiễm bệnh sởi nữa? Điều này không phải luôn luôn đúng.
>>> Dịch sởi nặng nhất trong hàng chục năm
Một người đã được tiêm phòng sởi đầy đủ vẫn có thể nhiễm sởi và lây bệnh sởi cho người khác. Nghiên cứu giật mình này mâu thuẫn với những gì mọi người thường nghĩ, và dấy lên nguy cơ bùng phát dịch sởi tại những nước phát triển, giữa những người đã tiêm phòng vaccine.
Đối với vaccine phòng sởi, tiêm hai lần sẽ tốt hơn chỉ tiêm một lần. Hầu hết mọi người tại Mỹ đều tiêm phòng virus gây bệnh sởi ngay sau khi được 1 tuổi, và tiêm bổ sung lần nữa khi chập chững biết đi. Chưa đến 1% số người tiêm hai mũi phòng sởi mắc sởi. Thậm chí nếu một người đã tiêm phòng đầy đủ bị mắc sởi – đây là trường hợp hiếm hoi khi vaccine không có tác dụng – họ cũng không bị cho là mắc bệnh lây nhiễm.
Đó là lý do tại sao một nhân viên nhà hát 22 tuổi tại New York đã tiêm phòng sởi đầy đủ và bị mắc sởi vào năm 2011 song vẫn không phải nhập viện hay bị kiểm dịch. Tuy nhiên, theo một báo cáo gần đây của tổ chức Phòng bệnh lây nhiễm, cô đã lây nhiễm bệnh sởi cho 4 người khác. Điều ngạc nhiên là hai trong số các bệnh nhân này đã được tiêm phòng đầy đủ. Và mặc dù hai người còn lại vẫn chưa hề tiêm vaccine phòng bệnh, họ đều có những dấu hiệu đã từng phơi nhiễm bệnh sởi trước kia. Nhẽ ra những trường hợp này có thể miễn dịch, song họ vẫn mắc sởi.
Nghiên cứu kỹ hơn các mẫu máu trong quá trình điều trị của nhân viên nhà hát kia đã cho thấy cơ chế miễn dịch bệnh sởi bị phá vỡ như thế nào. Khi ban đầu chống lại virus sởi và các loại vi khuẩn khác, cơ thể dựa vào sự chống chọi tự nhiên của các kháng thể IgM. Giống như chiếc lá chắn, chúng bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm hại của vi khuẩn, nhưng không phải là bất khả xâm phạm. Vaccine (hoặc trường hợp đã từng mắc bệnh sởi) sẽ thúc giục cơ thể giúp sức cho loạt lá chắn này bằng những kháng thể IgG mạnh hơn, một số có thể trung hoà virus sởi, vì thế chúng không thể xâm hại các tế bào hoặc lây lan sang các bệnh nhân khác. Cơ chế miễn dịch này đã tồn tại từ nhiều thập kỷ nay.
Nhưng qua phân tích mẫu máu của bệnh nhân, các nhà nghiên cứu phát hiện ra virus sởi đã chống lại các kháng thể IgM, như thể bệnh nhân chưa từng tiêm vaccine. Máu của cô cũng chứa cả một kho kháng thể IgG, nhưng nghiên cứu kỹ hơn cho thấy không một kháng thể IgG nào thực sự có khả năng trung hoà virus sởi. Dường như chế độ miễn dịch mà vaccine mang lại cho cơ thể đã bị yếu đi.
Chế độ miễn dịch lâu bền sau khi tiêm phòng hoặc đã từng mắc bệnh là không rõ ràng
Mặc dù các quan chức y tế cộng đồng giả thuyết rằng cơ chế miễn dịch sởi tồn tại mãi mãi, song ca bệnh trên cho thấy, thực tế "chế độ miễn dịch lâu bền sau khi tiêm phòng hoặc đã từng mắc bệnh là không rõ ràng", Jennifer Rosen, người dẫn đầu cuộc điều tra và là giám đốc trung tâm dịch tễ học của thành phố New York, cho biết. Khả năng miễn dịch bị yếu đi đặc biệt đáng lo ngại khi virus sởi đang xuất hiện tại các thành phố lớn của Mỹ như Boston, Seattle, New York, và Los Angeles.
Rosen không tin rằng tình trạng này dẫn đến sự thay đổi trong chương trình tiêm chủng – chẳng hạn, mọi người nên tiếp tục tiêm phòng bổ sung – song bà nói cần có sự giám sát thường xuyên hơn để đánh giá sức mạnh của hệ miễn dịch virus sởi.
Nếu những người đã tiêm phòng mất khả năng miễn dịch khi họ già đi, họ có thể mắc bệnh bởi những người chưa tiêm phòng. Ngay cả khi tỷ lệ vaccine thất bại chỉ là 3%-5% cũng có thể khiến một trường trung học với vài ngàn học sinh bị bùng phát bệnh.