Đã tìm ra cách "trải đường" trên Mặt trăng

Các nhà khoa học cho rằng có thể "nung chảy" bụi Mặt trăng để tạo nên những con đường chắc chắn trong quá trình xây dựng căn cứ của con người trên vệ tinh tự nhiên của Trái đất.

Mặt trăng chẳng có không khí lẫn nước, trong khi ngưỡng nhiệt độ chênh lệch đến 250 độ C, với nhiệt độ ban ngày gần xích đạo lên đến 120 độ C và nhiệt độ ban đêm tụt xuống -130 độ C.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đến thời điểm này đối với các cơ quan không gian đang theo đuổi giấc mơ xây dựng căn cứ Mặt trăng chính là bụi.


Mô phỏng một căn cứ trên Mặt trăng.

Bụi xâm nhập và ăn mòn bộ đồ phi hành gia, làm tắt nghẽn máy móc, bám đầy các công cụ nghiên cứu khoa học và thậm chí gây khó khăn cho việc đi lại của các nhà du hành vũ trụ.

Giờ đây, giới khoa học đưa ra một giải pháp tiềm năng, theo đó chứng minh bụi Mặt trăng cũng có thể được nung chảy bằng một thấu kính khổng lồ để biến thành "nhựa đường" đặc biệt trong điều kiện của thiên thể này.

"Bạn có lẽ cho rằng: Đường sá trên Mặt trăng ư? Cho ai sử dụng mới được?", tờ The Guardian hôm nay 13/10 dẫn lời đồng tác giả báo cáo là giáo sư Jens Günster của Viện Nghiên cứu và Thử nghiệm Vật liệu Liêu bang Đức ở Berlin.

Theo ông, trên thực tế đường sá là nhu cầu hết sức cấp bách ngay từ đầu. "Nếu vật liệu vô cùng rời rạc, trong điều kiện chẳng có không khí, trọng lực, bụi sẽ tản mát khắp nơi. Bụi gây ô nhiễm không chỉ cho các thiết bị của nước bạn mà còn xâm nhập thiết bị của những nước kế bên. Chẳng ai vui lòng khi bị phun đầy mặt loại bụi đến từ rốc két của nước khác", vị giáo sư cho biết.

Bụi cũng từng là nỗi ám ảnh của những sứ mệnh Mặt trăng trước đó, như trong trường hợp tàu đổ bộ Surveyor 3 bị hư hại do bụi bốc lên từ hoạt động đáp của phi thuyền Apollo 12.

Vì thế, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đặt mục tiêu vượt qua thách thức này, và xem đây là ưu tiên cần giải quyết trong quá trình tiến tới thiết lập tiền đồn thường trực trên Mặt trăng.

Giáo sư Günster và đồng sự thí nghiệm giải pháp trên với việc sử dụng vật liệu gọi là EAC-1A, sản phẩm của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) để thay thế bụi trên Mặt trăng.

Họ dùng chùm tia laser đường kính 50 mm để nung chảy vật liệu ở nhiệt độ 1.600 độ C. Dưới áp lực nhiệt độ, các hạt EAC-1A kết dính và tạo thành vật liệu hình tam giác có góc cạnh, bề ngang 25 cm.

Những mảnh vật liệu này có thể liên kết và tạo nên các bề mặt cứng rắn, trải rộng trên bề mặt của Mặt trăng, cho phép xây đường và các bãi đáp của phi thuyền.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Tên lửa khổng lồ của NASA phóng lần đầu và có thể là lần cuối

Công nghệ cũ, giá thành đắt đỏ, không thể tái sử dụng làm tên lửa Hệ thống Phóng Không gian kém hấp dẫn so với các đối thủ tư nhân.

Đăng ngày: 18/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Bất ngờ phát hiện

Bất ngờ phát hiện "Mặt trăng" hoàn toàn mới đang ẩn nấp trong Hệ Mặt trời

Vệ tinh tự nhiên nhỏ bé được tìm thấy quay quanh một tiểu hành tinh.

Đăng ngày: 17/04/2025
Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Đêm nay, người Nhật đứng trước khoảnh khắc lịch sử hạ cánh lên Mặt trăng

Nếu toàn bộ quá trình diễn ra thuận lợi, đây sẽ là cột mốc lịch sử đối với ngành hàng không vũ trụ Nhật Bản.

Đăng ngày: 17/04/2025

"Lỗ đen" giữa Trái đất: Tàu vũ trụ Nhật tung ảnh độc trước khi gặp nạn

Công ty vũ trụ tư nhân Nhật Bản vừa công bố một trong những di sản ngoạn mục của tàu vũ trụ Hakuto-R Mission 1, tàu thám hiểm bị cho là đã đâm vào Mặt trăng.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News