Dải băng Greenland tan 280 tỷ tấn mỗi năm, đến mức không thể hồi phục

Dải băng ở Greenland đã tan chảy đến mức không thể hồi phục, và những nỗ lực làm chậm quá trình ấm lên toàn cầu cũng không thể ngăn được sự biến mất dần dần của băng ở Greenland.

Đây là kết quả nghiên cứu mới được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Ohio.

“Dải băng sẽ vẫn ở trong trạng thái này ngay cả khi khí hậu của chúng ta có quay lại như 20-30 năm trước. Chúng ta vẫn sẽ mất khối lượng băng khá nhanh”, Ian Howat, đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư tại Đại học Bang Ohio, cho biết, theo CNN.

Dải băng Greenland, hay khối băng khổng lồ bao phủ khoảng 80% bề mặt của Greenland, đổ hơn 280 tỷ tấn băng tan vào đại dương mỗi năm, góp phần quan trọng trong sự gia tăng mực nước biển toàn cầu, theo Michalea King, tác giả chính nghiên cứu và là nhà nghiên cứu từ Đại học Bang Ohio.

Băng tan chảy quá nhanh trong những năm gần đây, cô King nói.

Băng tan ở Greenland khiến cho mực nước biển toàn cầu dâng lên hơn 1 mm/năm và có thể còn tăng hơn nữa. Mực nước biển dự kiến sẽ tăng khoảng 1m đến cuối thế kỷ 21, cuốn trôi các bãi biển và nhà cửa ven biển.

Dải băng Greenland tan 280 tỷ tấn mỗi năm, đến mức không thể hồi phục
Băng tan chảy tạo thành hồ nước trên băng ở vịnh băng Ilulissa gần Ilulissat, Greenland năm 2019. (Ảnh: CNN).

Các bang ven biển như Florida (Mỹ), và các đảo quốc trũng thấp đặc biệt dễ bị tổn thương. Chỉ cần mực nước biển dâng cao 1 m, nhiều khu vực ven biển bị nhấn chìm. 40% số người Mỹ sinh sống ở các vùng ven biển dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng.

“Có rất nhiều khu vực, đặc biệt là ở Florida, nơi mà chỉ 1m nước biển dâng sẽ nhấn chìm rất nhiều diện tích đất hiện có”, King nói. “Và điều đó càng trầm trọng hơn khi có bão, lốc xoáy và những thứ tương tự, khiến cho mực nước biển dâng cao đột biến so với đường cơ sở”.

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng dải băng đang rạn nứt nhanh chóng, dẫn đến mực nước biển dâng cao đột ngột và khó lường, gây khó khăn cho công tác đối phó.

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu vệ tinh trong 4 thập kỷ để đo lường những thay đổi với dải băng của Greenland. Các tác giả phát hiện ra rằng sau năm 2000, dải băng co lại nhanh đến mức lượng tuyết rơi không theo kịp tốc độ tan chảy, ngay cả khi tình trạng biến đổi khí hậu được đảo ngược.

Nhà nghiên cứu Howat cho biết toàn bộ bờ biển có băng bao phủ của Greenland đang tan chảy cùng lúc vì biến đổi khí hậu. Tất cả 200 sông băng tạo nên dải băng Greenland được quan sát tan chảy trong cùng một đợt.

Mặc dù sự tan chảy của dải băng Greenland có thể không thể đảo ngược, nhưng đó chỉ là cảnh báo đầu tiên trong nhiều tai nạn trong tương lai. Nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra với tốc độ này, tốc độ tan băng sẽ trở nên tồi tệ hơn nhiều.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hồ nước kỳ lạ bỗng nhiên chuyển màu ngọc lam sáng

Hồ nước kỳ lạ bỗng nhiên chuyển màu ngọc lam sáng

Tảo độc sinh sôi mạnh khiến hồ Pyramid đổi màu khác thường, có thể gây nguy hiểm cho con người và vật nuôi khi tiếp xúc.

Đăng ngày: 17/08/2020
Những kỷ lục về thời tiết trong lịch sử loài người

Những kỷ lục về thời tiết trong lịch sử loài người

Theo thống kê của tổ chức Khí tượng thế giới World Meteorological Organization (WMO), hãy cùng CNN điểm lại những thời điểm “nhất” về khí hậu trên thế giới.

Đăng ngày: 16/08/2020
Nước lũ dâng đến chân tượng Phật khổng lồ ở Tứ Xuyên

Nước lũ dâng đến chân tượng Phật khổng lồ ở Tứ Xuyên

Nước sông khiến khu di tích dưới chân Lạc Sơn Đại Phật ngập sâu 20 cm, buộc ban quản lý phải dừng các hoạt động tham quan.

Đăng ngày: 14/08/2020
Ao muối ở ốc đảo trong vắt đến mức mọi người đều có thể nổi trên mặt nước

Ao muối ở ốc đảo trong vắt đến mức mọi người đều có thể nổi trên mặt nước

Mặc dù có diện tích khiêm tốn nhưng ao muối này cực kỳ đẹp, thu hút nhiều người tới chụp ảnh.

Đăng ngày: 12/08/2020
Hòn đảo nhiều loại cây cỏ nhất Trái đất

Hòn đảo nhiều loại cây cỏ nhất Trái đất

Nghiên cứu mới nhất của nhóm các nhà sinh vật học quốc tế chỉ ra New Guinea là hòn đảo có hệ thực vật đa dạng nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 08/08/2020
Israel sản xuất nhiên liệu từ dưa hấu

Israel sản xuất nhiên liệu từ dưa hấu

Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Haifa (Oranim) của Israel đã phát minh ra một phương pháp sản xuất nhiên liệu từ dưa hấu.

Đăng ngày: 06/08/2020
Giải mã mây

Giải mã mây "phượng hoàng lửa" xuất hiện trên bầu trời TP.HCM

Đây là một hiện tượng thiên văn bình thường, xuất hiện khi hoàng hôn là thời điểm mặt trời ở thấp, ánh sáng sẽ hắt lên mây.

Đăng ngày: 05/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News