Đại bàng mang ngỗng Canada bay vụt qua trước camera
Đại bàng đầu trắng gây chú ý khi dùng móng vuốt quắp con mồi lớn và bay qua camera giám sát của một con đập trên sông Columbia.
Các nhân viên tại Grant Public Utility District (PUD), tổ chức phi lợi nhuận sở hữu đập Wanapum trên sông Columbia, kinh ngạc khi thấy đại bàng đầu trắng quắp một con ngỗng Canada lớn bay qua camera lắp gần đập, News Tribune hôm 21/12 đưa tin. Video thu hút sự chú ý lớn khi được Grant PUD đăng lên mạng xã hội.
"Mọi người đều ngạc nhiên khi đại bàng quắp con chim lớn như vậy. Một con ngỗng Canada có thể nặng hơn nhiều so với đại bàng", Christine Pratt, phát ngôn viên của Grant PUD, cho biết.
Các nhân viên phòng điều khiển trông thấy đại bàng đáp xuống một cột đèn gần đó. Không lâu sau, một con đại bàng khác cũng tới. Các nhân viên cho rằng đó là bạn đời của con đầu tiên. Họ quan sát cặp đại bàng khoảng 30 phút qua nhiều camera an ninh. Sau đó, một số còn đi tới cột đèn để chụp ảnh.
Đại bàng đầu trắng quắp một con ngỗng Canada lớn bay qua camera lắp gần đập
Đại bàng đầu trắng (Haliaeetus leucocephalus) rất phổ biến ở Washington. Theo Joe Buchanan, nhà sinh vật hoang dã tại Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Washington, chúng có thể di chuyển rất xa, thậm chí từ Washington đến Alaska. Chúng là những kẻ săn mồi tài giỏi và thường xuyên săn các loài chim khác, đặc biệt là chim nước như vịt, mòng biển.
Đại bàng đầu trắng là kẻ săn mồi cơ hội nên rất giỏi phát hiện những con vật bị thương hoặc đang thiếu cảnh giác. Chúng tận dụng những tình huống này để kiếm ăn dễ dàng hơn. Ngoài ra, chúng cũng ăn xác thối.
Buchanan cho rằng con ngỗng đã chết khi bị đại bàng mang đi. "Tôi nghĩ nếu ngỗng còn sống, đại bàng có lẽ không quắp nó đi vì con vật sẽ giãy giụa", Buchanan giải thích. Ông cũng cho biết, móng vuốt của đại bàng rất hữu ích trong việc mang vác và tấn công con vật khác, nhưng không chắc liệu móng vuốt có gây đủ thương tích để giết chết ngỗng hay không.
Ngỗng Canada (Branta canadensis) bay từ Canada đến Washington, Mỹ, vào mùa đông, một số thậm chí định cư ở đây quanh năm. Pratt cho biết, khu vực xung quanh đập thu hút động vật hoang dã vì Grant PUD đã đầu tư khôi phục môi trường sống tự nhiên và đảm bảo sự sinh tồn cho chúng.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Nghịch lý: Động vật càng "to xác" càng ăn ít, vật lý cũng không giải thích nổi?
Việc động vật có kích thước cơ thể càng to lớn càng tiêu thụ ít năng lượng tương đối so với động vật nhỏ là một câu hỏi hóc búa với giới sinh học.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

"Ma sông Mekong" bất ngờ xuất hiện ở Campuchia
Các chuyên gia bão tồn tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện một loài cá chép quý hiếm đã bị mất tích hơn 20 năm qua.
