Đại dịch tạo ra 25.900 tấn rác thải cho các đại dương

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy 25.900 tấn rác thải nhựa từ đại dịch Covid-19 - tương đương hơn 2.000 chiếc xe buýt hai tầng - đã bị đổ ra các đại dương.

Trên tạp chí PNAS của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, một nghiên cứu công bố hôm 8/11 cho biết: Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu về nhựa dùng một lần tăng cao, gây thêm áp lực đối với vấn đề rác thải nhựa vốn đã mất kiểm soát trên toàn cầu, theo Guardian.

Hai tác giả Yiming Peng và Peipei Wu (Đại học Nam Kinh, Trung Quốc) nhấn mạnh với quy trình quản lý chưa phù hợp, lượng rác thải nhựa (trong đó có đồ bảo hộ y tế, khẩu trang và găng tay) đã vượt quá khả năng xử lý của các quốc gia.

Từ khi đại dịch bắt đầu, 193 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tạo ra khoảng 8,4 triệu tấn rác thải nhựa, các tác giả cho biết.

“Rác thải nhựa, vốn dễ dàng trôi trong một phạm vi rộng lớn ở các đại dương, có khả năng gây thương tích hoặc thậm chí khiến sinh vật biển tử vong", nhóm nghiên khẳng định.

Đại dịch tạo ra 25.900 tấn rác thải cho các đại dương
Từ khi đại dịch bắt đầu, 193 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tạo ra khoảng 8,4 triệu tấn rác thải nhựa. (Ảnh: Alamy).

Nghiên cứu cho thấy 46% lượng rác thải nhựa xuất phát từ châu Á (do hoạt động sử dụng khẩu trang của cư dân), tiếp theo là châu Âu (24%), châu Mỹ (22%) và châu Phi (8%).

Theo các nhà khoa học, hầu hết rác thải nhựa từ đại dịch sẽ xuất hiện tại các bãi biển hoặc chìm xuống đáy đại dương vào cuối thế kỷ này.

Hai tác giả Peng và Wu cho biết 87,4% lượng rải thải là từ các bệnh viện, thay vì nhu cầu dùng đồ bảo hộ cá nhân (PPE) - vốn chỉ chiếm 7,6%. Bao bì và bộ dụng cụ xét nghiệm chiếm khoảng 5%.

Cho đến tháng 8, hàng nghìn tấn khẩu trang, găng tay, bộ dụng cụ xét nghiệm đã theo dòng chảy của 369 con sông lớn trôi ra các đại dương. Trong đó, sông Shatt al-Arab mang theo 5.200 tấn rác thải PPE, sông Indus vận chuyển 4.000 tấn, còn con số của sông Dương Tử (Trung Quốc) là 3.700 tấn.

“Phát hiện nói trên làm nổi bật các sông và một số lưu vực cần được chú ý đặc biệt trong việc quản lý chất thải nhựa", nhóm nghiên cứu cho biết.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bọt độc hại bao phủ dòng sông thiêng Ấn Độ

Bọt độc hại bao phủ dòng sông thiêng Ấn Độ

Sông thiêng Yamuna ở New Delhi, nơi diễn ra lễ hội Chhath Puja của người Hindu, hôm 8/11 bị bao phủ bởi những ụ bọt trắng xóa như tuyết.

Đăng ngày: 10/11/2021
Nơi dự trữ nước ngọt khổng lồ Greenland đang mất 357 tỷ tấn băng mỗi năm

Nơi dự trữ nước ngọt khổng lồ Greenland đang mất 357 tỷ tấn băng mỗi năm

Cứ đà này, Greenland, một trong những nơi dự trữ nước ngọt lớn nhất hành tinh có thể sẽ biến mất trong tương lai.

Đăng ngày: 09/11/2021
Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Con sông hẹp nhất thế giới chỉ rộng vài centimet

Sông Hualai ở Trung Quốc, dài hơn 17km nhưng có chiều rộng trung bình chỉ 15 cm. Nơi hẹp nhất của nó chỉ rộng 4cm.

Đăng ngày: 06/11/2021
Mưa trút ầm ầm xuống duy nhất một chiếc xe trong bãi, tưởng trò đùa ai ngờ là hiện tượng siêu hiếm

Mưa trút ầm ầm xuống duy nhất một chiếc xe trong bãi, tưởng trò đùa ai ngờ là hiện tượng siêu hiếm

Cơn mưa lớn chỉ rơi xuống đúng một chiếc xe, khu vực xung quanh vẫn khô ráo làm nhiều người nghĩ rằng có ai đó đang cầm vòi để trêu đùa tài xế.

Đăng ngày: 06/11/2021
Hồ nước lớn thứ hai Thổ Nhĩ Kỳ biến mất do biến đổi khí hậu

Hồ nước lớn thứ hai Thổ Nhĩ Kỳ biến mất do biến đổi khí hậu

Hồ nước mặn Tuz, nơi có trữ lượng muối ước tính 250 triệu tấn, đang khô cạn do biến đổi khí hậu và phát triển nông nghiệp.

Đăng ngày: 05/11/2021
Biến đổi khí hậu dưới góc nhìn khoa học

Biến đổi khí hậu dưới góc nhìn khoa học

Khí thải CO2 chủ yếu bắt nguồn từ hoạt động của con người đang đặt ra thách thức toàn cầu trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 05/11/2021
Kinh ngạc con sông có màu nước hồng rực ở Peru

Kinh ngạc con sông có màu nước hồng rực ở Peru

Tại Cusco, Peru có con sông nước màu hồng đỏ một cách đáng kinh ngạc. Đặc biệt, màu nước này chỉ có trong mùa mưa.

Đăng ngày: 04/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News