Đại dương có thể tồn tại trên Sao Kim 700 triệu năm trước

Các nhà khoa học Pháp phát hiện sao Kim từng có đủ độ che phủ mây để một đại dương nước lỏng tồn tại trên bề mặt.

Các nhà khoa học hành tinh tại Đại học Saint-Quentin-en-Yvelines, Pháp, cho rằng sao Kim, hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời với nhiệt độ bề mặt cao hơn 470 độ C, từng hội tụ đủ yếu tố hỗ trợ sự sống phát triển, bao gồm khả năng tồn tại một đại dương mỏng trong những ngày đầu, theo International Business Times.

Đại dương có thể tồn tại trên Sao Kim 700 triệu năm trước
Sao Kim có thể từng chứa một đại dương trên bề mặt cách đây khoảng 700 triệu năm. (Ảnh: NASA).

Nhóm nghiên cứu chạy hàng loạt mô phỏng máy tính, sử dụng nhiều thông số khác nhau để tìm hiểu quá trình phát triển của sao Kim sau khi hình thành. Họ xem xét quá trình bề mặt nóng chảy của hành tinh đá tương tác với bầu khí quyển đang trên đà phát triển của nó và lượng nhiệt đến từ Mặt Trời lúc còn trẻ.

Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Geophysical Research: Planets hôm 18/7 cho thấy tốc độ quay chậm của sao Kim là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một đám mây liên tục bao phủ khắp hành tinh, giữ nhiệt độ của nó khoảng 15 độ C cách đây 715 triệu năm. Những điều kiện này kết hợp với nồng độ carbon dioxide (CO2), nhiệt độ từ Mặt Trời và lượng nước ước tính trên sao Kim sẽ dẫn tới sự hình thành của một đại dương mỏng trên bề mặt.

Theo Science News, với nồng độ CO2 tương đương với mức hiện tại, sao Kim ban đầu chỉ cần 10% khối lượng nước trong đại dương của Trái Đất để tạo ra đại dương của riêng mình. Nếu thay đổi mức độ phản xạ của các đám mây và một số yếu tố khác, con số trên sẽ là 30%.


Môi trường như địa ngục trên sao Kim. (Đồ họa: Business Insider).

Phát hiện này sẽ giúp ích cho các nhà khoa học trong việc tìm kiếm những hành tinh có thể sinh sống trong thiên hà của chúng ta. "Kết quả nghiên cứu đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu biết về các ngoại hành tinh có thể sinh sống được", Michael Way, nhà thiên văn học thuộc Viện Nghiên cứu Không gian Goddard thuộc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhật thực có thể khiến hành tinh X bí ẩn đâm vào Trái đất?

Nhật thực có thể khiến hành tinh X bí ẩn đâm vào Trái đất?

Theo Daily Mail, David Meade là một nhà nghiên cứu được cấp bằng thạc sĩ ngành thống kê. Ông từng nhiều lần đưa ra dự đoán về một hành tinh X bí ẩn có khả năng đâm vào Trái đất.

Đăng ngày: 09/08/2017
Trận mưa sao băng đẹp nhất năm sẽ diễn ra vào cuối tuần này

Trận mưa sao băng đẹp nhất năm sẽ diễn ra vào cuối tuần này

Có tên là Perseids, trận mưa sao băng này diễn ra vào tháng Tám hằng năm với cực điểm rơi vào rạng sáng ngày 12, 13.

Đăng ngày: 09/08/2017
Phát hiện 23 thiên hà hình thành sau vụ nổ Big Bang 800 triệu năm

Phát hiện 23 thiên hà hình thành sau vụ nổ Big Bang 800 triệu năm

Theo các nhà nghiên cứu, khoảng 300.000 năm sau vụ nổ Big Bang, vũ trụ tối và chứa đầy khí hydro trung tính. Các thiên hà và sao đầu tiên bắt đầu xuất hiện trong nửa tỷ năm tiếp theo.

Đăng ngày: 08/08/2017
Phát hiện vật thể lạ trong ảnh “gấu ăn trăng” ở Hà Nội

Phát hiện vật thể lạ trong ảnh “gấu ăn trăng” ở Hà Nội

“Gấu ăn trăng” là cách gọi dân gian của hiện tượng nguyệt thực một phần vừa xảy ra vào rạng sáng 8/8 không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Đăng ngày: 08/08/2017
Lò luyện vàng nguyên thủy trong vũ trụ

Lò luyện vàng nguyên thủy trong vũ trụ

Sao neutron là loại sao đặc nhất trong vũ trụ. Ước tính chỉ một muỗng vật chất bề mặt của sao neutron nặng tương đương ba tỷ tấn, gấp 900 lần khối lượng kim tự tháp Giza ởAi Cập.

Đăng ngày: 08/08/2017
Tối nay, người dân HN, TP HCM xem

Tối nay, người dân HN, TP HCM xem "trăng máu" ở đâu "nét" nhất?

Những người yêu thích thiên văn Việt Nam có thể quan sát rõ hiện tượng “trăng máu” vào đêm nay.

Đăng ngày: 07/08/2017
Sự thật về vũ trụ cho bạn biết bạn bé nhỏ dường nào trong Trái đất này

Sự thật về vũ trụ cho bạn biết bạn bé nhỏ dường nào trong Trái đất này

Vũ trụ vô cùng rộng lớn, ẩn bên trong chúng là những sự thật khiến chúng ta không khỏi ngỡ ngàng.

Đăng ngày: 07/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News