Đại học Harvard: Hàng triệu người đang tốn công uống thuốc aspirin để phòng bệnh tim

Những ai có suy nghĩ rằng, uống thuốc aspirin sẽ phòng ngừa bệnh tim mạch hay đột quỵ sẽ phải suy nghĩ lại khi công bố mới đây tiết lộ, aspirin hầu như không có tác dụng chống bệnh tim mạch với người khỏe mạnh, chưa kể đến hàng loạt các tác dụng phụ nguy hiểm khác.

Theo một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học thuộc Đại học Harvard, hàng triệu người trên thế giới đang uống aspirin để ngăn bệnh tim mạch có thể phải suy nghĩ lại về việc uống loại thuốc này.

Hầu hết các bác sỹ tim mạch đều khuyên dùng aspirin liều thấp cho bệnh nhân bị mắc hoặc chẩn đoán mắc bệnh tim mạch và có nguy cơ cao bị đột quỵ. Tuy nhiên với những người khỏe mạnh, lời khuyên đó hoàn toàn không có tác dụng. Mặc dù vậy, đang có hàng triệu người khỏe mạnh trên thế giới, đặc biệt là người lớn tuổi đang uống aspirin  hàng ngày vì họ tin rằng thuốc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Suy nghĩ sai lầm đó nay đã được giới y học chỉ ra nhưng có vẻ như số lượng người biết thông tin này có vẻ không nhiều.

Đại học Harvard: Hàng triệu người đang tốn công uống thuốc aspirin để phòng bệnh tim
Đối với những người khỏe mạnh, thuốc aspirin không có tác dụng phòng ngừa bệnh tim mạch.

Nghiên cứu của các nhà khoa học sử dụng dữ liệu khảo sát trong vài năm trở lại đây để có được một bức tranh tổng thể việc sử dụng aspirin của mọi người. Kết quả cho thấy đang có một lượng lớn người uống aspirin dù rằng nó không đem lại lợi ích rõ ràng nào về mặt sức khỏe.

Theo báo cáo Annals of Internal Medicine, ước tính có khoảng 10 triệu người trên 70 tuổi không có tiền sử bệnh tim vẫn đang dùng aspirin hàng ngày như một biện pháp phòng ngừa. Cũng theo một nghiên cứu mới từ Trung tâm y tế Harvard và Beth Israel Deaconess, có khoảng 29 triệu người từ 40 tuổi trở lên dùng aspirin mỗi ngày mặc dù không có bệnh tim mạch trong năm 2017. Đặc biệt có khoảng 6,6 triệu người đã uống mà không theo lời khuyên của các bác sỹ.

Sự nhầm lẫn là điều không thể tránh khỏi vì chưa có một nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng của aspirin với sức khỏe tim mạch. Trong nhiều năm qua, các bác sỹ thường khuyên các bệnh nhân lớn tuổi nên uống aspirin ngay cả khi không mắc bệnh tim. Trước đó, các bác sỹ cho rằng, đặc tính làm loãng máu của aspirin có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ. Nhưng sau đó vào năm ngoái, ba nghiên cứu mới đã thách thức những quan niệm sai lầm này.

Loạt nghiên cứu kéo dài đã tiến hành thử nghiệm aspirin ở những người có nguy cơ đau tim thấp và trung bình. Trong đó, kết quả nghiên cứu chỉ tìm một vài lợi ích không đáng kể, đặc biệt là với người lớn tuổi. Tuy nhiên tác dụng phụ của việc uống aspirin lại dễ nhận thấy, đó là tình trạng chảy máu đường tiêu hóa và các tác dụng phụ khác.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ trước đó đã rút lại các khuyến nghị về việc sử dụng aspirin hàng ngày kể từ đầu năm 2019. Ngoài ra hiệp hội này cũng lưu ý, những người trên 70 tuổi không mắc bệnh tim nên tránh dùng aspirin hàng ngày. Thông báo cũng chỉ ra, người từ 40-70 tuổi có thể uống aspirin hàng ngày nhưng phải theo chỉ dẫn của bác sỹ.

Lời khuyên dành cho những người có tiền sử bệnh tim hoặc đột quỵ trước đó vẫn "nên" uống aspirin theo chỉ dẫn của bác sỹ. Tuy nhiên với những người "không mắc bệnh tim", họ không nên uống loại thuốc này chỉ để phòng ngừa bệnh tim.

Bây giờ, những rủi ro và lợi ích của việc uống aspirin khi không mắc bệnh tim đã được chia sẻ rộng rãi. Do đó mỗi người cần chủ động hơn trong việc tìm hiểu thông tin và tránh sử dụng thuốc sai mục đích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu

Ngon thì ngon thật nhưng bạn có biết ăn bánh trung thu "béo" cỡ nào không?

Lại một màu Trung thu nữa đến, và bánh trung thu chắc chắn là món ăn không thể thiếu trong ngày Rằm tháng 8.

Đăng ngày: 12/09/2019
Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Hiểm họa từ việc đốt pháo sáng

Pháo sáng chứa hóa chất độc hại cho hệ hô hấp gây khó thở và phù các mao mạch làm tắt đường thở.

Đăng ngày: 12/09/2019
Một phụ nữ được cấy ghép đĩa đệm cột sống nhờ công nghệ in 3D

Một phụ nữ được cấy ghép đĩa đệm cột sống nhờ công nghệ in 3D

Giờ đây, những cơn đau cột sống đã chấm dứt với cô Amanda Gorvin – người được phẫu thuật cấy ghép đĩa đệm cột sống in 3D đầu tiên tại Úc.

Đăng ngày: 28/07/2019
6 hóa chất trong thực phẩm và mỹ phẩm bị mang tiếng

6 hóa chất trong thực phẩm và mỹ phẩm bị mang tiếng "nguy hiểm" oan uổng

Hiện nay, có một số hóa chất chúng ta đã biết có mối liên hệ tới bệnh ung thư, tự kỷ và các vấn đề sinh sản, nhưng cũng có những chất khác bị hiểu nhầm là tác động xấu đến sức khỏe.

Đăng ngày: 28/07/2019
Tìm thấy sự khác biệt chính giữa bộ não của người bình thường và kẻ giết người

Tìm thấy sự khác biệt chính giữa bộ não của người bình thường và kẻ giết người

Một nhóm các nhà thần kinh học quốc tế đã thực hiện một nghiên cứu lớn, trong đó làm rõ sự khác biệt chính giữa bộ não của người bình thường và kẻ giết người đã phạm tội ác nghiêm trọng.

Đăng ngày: 27/07/2019
Bệnh đậu mùa giết hàng tỷ người và cách mà y học đánh bại chúng!

Bệnh đậu mùa giết hàng tỷ người và cách mà y học đánh bại chúng!

Vào 10.000 năm trước, một loại virus chết người đã “giáng trần” ở đông bắc châu Phi, chúng lây lan qua không khí, tấn công các tế bào da, tủy xương, lá lách và hạch bạch huyết của nạn nhân.

Đăng ngày: 27/07/2019
Aspirin là thuốc gì?

Aspirin là thuốc gì?

Aspirin (Axit acetylsalicylic) là thuốc thuộc nhóm kháng viêm không steroid, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, kháng viêm. Aspirin 81mg chống kết tập tiểu cầu, ngăn ngừa nhồi máu cơ tim, đột quỵ và đau thắt ngực..

Đăng ngày: 26/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News