Đại học Princeton tìm ra cách dùng lòng trắng trứng loại bỏ các hạt vi nhựa khỏi nước biển

Các hạt vi nhựa hiện đang tràn lan khắp nơi trên thế giới là điều hầu như ai cũng đã biết rồi. Thế nhưng cách hạn chế hay kiểm soát chúng vẫn chưa ngã ngũ và vẫn đang là vấn đề đau đầu của các nhà khoa học. Nhóm nghiên cứu tại trường đại học Princeton chia sẻ họ vừa tìm ra phương pháp mới để thu thập những hạt này, đó là sử dụng lòng trắng trứng.

Đại học Princeton tìm ra cách dùng lòng trắng trứng loại bỏ các hạt vi nhựa khỏi nước biển
Siêu vật liệu aerogel.

Các bước chiết xuất sẽ bao gồm làm đóng băng lòng trắng trứng rồi đun lên đến 900 độ C trong điều kiện chân không thì sản phẩm thu được sẽ là sự pha trộn giữa các sợi carbon và tấm graphene. Đem dạng aerogel (khí lẫn rắn) này để lọc nước thì có thể loại bỏ tới 99% các hạt vi nhựa và 98% muối trong nước biển.

Aerogel đang được coi là 1 dạng siêu vật liệu của tương lai bởi nó rất nhẹ, trong đó 90% thể tích của vật liệu là không khí và chỉ nặng hơn có 3 lần. Sự thuận tiện ở đây còn phải kể đến đó là việc tạo nên aerogel có thể làm đối với các lòng trắng đã được đun hoặc bị đánh bông trước đó, chứ không nhất thiết cứ phải là lòng trắng trứng tươi. Vậy nên không phải quá lo quy trình phải nâng như nâng trứng để lấy lòng trắng, có khi chỉ cần đập ra đun rồi bảo quản cho đến khi đem đi làm aerogel là được.

Để lọc nước thường mọi người nghĩ dùng đến than hoạt tính, tuy nhiên trong thử nghiệm của nhóm nghiên cứu thì aerogel này còn cho kết quả tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên hiện tại cách làm này vẫn chưa có thể sử dụng rộng rãi. Để làm vậy họ sẽ cần tìm cách tinh chỉnh quá trình sản xuất hơn nữa thì mới có thể đưa ra sản xuất trên diện rộng được.

Hiện nhóm đang xem thử các dạng protein khác để xem có thể kết hợp với nhau để đưa ra thị trường với mức giá đủ tốt hay không. Nếu thành công thì đây sẽ là 1 giải pháp thay thế các dạng lọc nước hiện tại khá ổn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN

"Tháp nước châu Á" gặp sự cố, đe dọa hơn 2 tỷ người?

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc kêu gọi xác định khẩn cấp tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu tới một trong những nguồn nước ngọt quan trọng nhất thế giới.

Đăng ngày: 15/11/2022
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới đang bị cuốn trôi khỏi Nam Cực và có nguy cơ tan chảy hoàn toàn

Tảng băng trôi lớn nhất thế giới đang bị cuốn trôi khỏi Nam Cực và có nguy cơ tan chảy hoàn toàn

Một hình ảnh vệ tinh mới cho thấy tảng băng trôi lớn nhất thế giới, A-76A, đã đi vào Drake Passage, một con đường thủy có dòng hải lưu di chuyển nhanh sẽ đưa tảng băng đi một chiều và tan chảy hoàn toàn.

Đăng ngày: 14/11/2022
Các tỷ phú

Các tỷ phú "thải ra" lượng khí nhà kính gấp 1 triệu lần người thường

Theo một nghiên cứu, một tỷ phú có các hoạt động như đầu tư hay lối sống xa hoa gây ra lượng khí nhà kính gấp 1 triệu lần so với người bình thường.

Đăng ngày: 10/11/2022
Nguyên nhân miền Bắc ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Nguyên nhân miền Bắc ô nhiễm không khí nghiêm trọng

Ngoài điều kiện thời tiết và các nguyên nhân từ giao thông, xây dựng, sản xuất, thì đốt rơm rạ là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ô nhiễm không khí nghiêm trọng những ngày qua ở miền Bắc.

Đăng ngày: 09/11/2022
Đã có thể tạo mưa bằng cách dùng máy bay không người lái phóng điện vào mây

Đã có thể tạo mưa bằng cách dùng máy bay không người lái phóng điện vào mây

Thí nghiệm lần đầu chứng minh phóng điện từ máy bay không người lái có thể cung cấp giải pháp mới để tạo ra mưa nhân tạo.

Đăng ngày: 08/11/2022
Cột khói trong vụ phun núi lửa Tonga chạm tới tầng 3 của khí quyển

Cột khói trong vụ phun núi lửa Tonga chạm tới tầng 3 của khí quyển

Khi núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai phun trào dưới biển hồi tháng 1, nó tạo ra cột đám tro bụi và hơi nước cao đến mức vượt qua lớp thứ ba của khí quyển Trái Đất.

Đăng ngày: 07/11/2022
Đức khôi phục các cánh đồng cỏ biển nhằm chống biến đổi khí hậu

Đức khôi phục các cánh đồng cỏ biển nhằm chống biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học Đức đang tìm cách khôi phục các cánh đồng cỏ biển, nơi chứa đựng hàng triệu tấn carbon nhưng đang bị thu hẹp nhanh do chất lượng nước giảm, trái đất nóng lên và dịch bệnh.

Đăng ngày: 05/11/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News