Đắk Nông phát hiện hơn 1000 hiện vật khảo cổ có niên đại hơn 4000 năm
Sáng 26/4, Sở VHTT-DL tỉnh Đắk Nông phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật Di chỉ khảo cổ thôn 8, xã Đắk Wil, huyện Cư Jút.
Đợt khai quật diễn ra từ ngày 16-26/4, do Thạc sĩ Nguyễn Mạnh Thắng, Trưởng phòng Nghiên cứu, Sưu tầm, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia chủ trì.
Di chỉ khảo cổ thôn 8, thuộc địa phận các thôn 7 và thôn 8 của xã Đắk Wil, huyện Cư Jút.
Di chỉ thôn 8 thuộc địa phận các thôn 7 và thôn 8 của xã Đắk Wil, huyện Cư Jút được các nhà khoa học nghiên cứu và khai quật từ năm 2005 đến nay. Trong lần khai quật lần này, các nhà khoa học chỉ mở 1 hố khai quật tại gò đất - đá nằm gần đầm Sương Mù thuộc địa phận thôn 7 và thôn 8.
Các hiện vật được tìm thấy tại di chỉ thôn 8.
Hố khai quật có diện tích 20m², ở độ cao 347m so với mực nước biển. Địa tầng hố khai quật có độ sâu từ 10-30cm, chia làm 2 tầng gồm lớp mặt và lớp 1. Qua thống kê sơ bộ, lớp mặt có 939 đơn vị hiện vật đồ đá với nhiều hình loại như hòn ghè, hòn kê, bàn mài, hạch đá, phác vật rìu... và 150 mảnh gốm, xương gốm có độ dày từ 0.1-0.5cm.
Từ các hiện vật đã được tìm thấy, các nhà khoa học dự đoán, Di chỉ thôn 8 đã bước sang giai đoạn Hậu kỳ Đá mới, có niên đại cách ngày nay khoảng trên dưới 4.500 năm, thậm chí có thể sớm hơn Hậu kỳ Đá mới.
Cuộc khai quật di chỉ đã bổ sung tiềm năng di sản, tư liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông
Được biết, ngoài Di chỉ thôn 8, các nhà khoa học tiến hành khảo sát và phát hiện được một số hiện vật ở các khu vực gần và xung quanh di chỉ như địa điểm thôn 7, Thác Mây, Đồi Mây.
Đợt khai quật di chỉ đã bổ sung tiềm năng di sản, tư liệu nghiên cứu lịch sử, văn hóa khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; góp phần bảo tồn, khai thác, phát huy các giá trị di sản khảo cổ trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông nói riêng, tỉnh Đắk Nông nói chung.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Sự thật gây sốc: Tổ tiên quái thú của chúng ta đáng sợ hơn khủng long bạo chúa
Phân tích mới về quái thú Whatcheeria với nhiều phần hài cốt từng xuất hiện trên đất Mỹ đã khiến các nhà cổ sinh vật học phải gọi nó là kẻ săn mồi siêu phàm.

Sử dụng AI để đọc chữ trên cuộn giấy cổ 2.000 năm, thanh niên nhận tiền thưởng "khủng"
AI đang thay đổi cuộc sống của con người trong nhiều khía cạnh, thậm chí nó còn giúp một thanh niên nhận tiền thưởng 40.000 USD vì đọc được chữ trên cuộn giấy cổ 2.000 năm.

Cuộc giải cứu "bằng chứng văn minh nhân loại" nặng nửa tấn của các nhà khoa học tại cực Nam Lục địa đen
Bằng chứng về nền văn minh nhân loại với tuổi đời hàng vạn năm đã được "giải cứu" mới đây ở một bờ biển Nam Phi.

Bí ẩn cái chết của loài khỉ khổng lồ cao hơn 3m đã từng tồn tại ở khắp Trung Quốc
Cao hơn 3 mét (gần 10 feet), Gigantopithecus Blacki là loài linh trưởng lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất (ít nhất là những gì chúng ta biết). Con thú này đã đặt chân khắp Trung Quốc thời điểm đó.
