Đám mây dạng sóng kỳ lạ ở Ấn Độ dương
Các đỉnh núi cao trên đảo núi lửa Amsterdam, phía nam Ấn Độ Dương, làm gián đoạn dòng không khí đi qua đảo, tạo nên những đám mây có hình sóng kỳ lạ trên bầu trời.
>>> Những "cân đẩu vân" cực lạ, độc
>>> Đám mây mang "thông điệp bí ẩn" xuất hiện
Đảo núi lửa Amsterdam nằm ở Ấn Độ Dương, cách đất liền khoảng 3.200km. Nó hình thành cách đây khoảng 300.000 năm, đỉnh núi cao nhất nằm trên mực nước biển khoảng 860m. Chiều cao của nó đủ để làm làm gián đoạn dòng không khí đi qua đảo, tạo nên những đám mây kỳ lạ trên bầu trời.
Những đám mây hình sóng trên bầu trời đảo Amsterdam. (Ảnh: NASA)
Theo Live Science, vệ tinh Landsat 8 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ghi lại hình ảnh những đám mây có hình gợn sóng hôm 2/11 và công bố hôm 28/11 vừa qua.
Khi khối không khí ẩm di chuyển qua các đỉnh núi, chúng bị đẩy vượt lên cao, lạnh đi và hình thành nên những đám mây tương tự như đỉnh của các con sóng. Phần dưới của khối không khí quá nóng và quá thấp để tạo thành mây. Kết quả của quá trình này là sự xuất hiện của đám mây tương tự như sóng biển, di chuyển vài trăm km trước khi hòa vào các đám mây khác ở phía bắc Ấn Độ Dương.
"Mây sóng" thường ổn định và treo lơ lửng trên bầu trời cho đến khi có một kiểu thời tiết hoặc khối không khí khác đến thay thế. Loại mây này có thể gây nhiễu loạn nghiêm trọng cho máy bay.
Các nhà khí hậu học cho rằng, việc quan sát những đám mây sóng có thể nâng cao hiểu biết của con người về điều kiện khí quyển phía trên các đại dương mở và đảo nhỏ.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh
Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.
