Đầm nước ở Bà Rịa - Vũng Tàu chuyển màu hồng tím và sự thật phía sau
Gần đây, một số đầm chứa nước trước cống số 6 tại xã Tân Hải, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xảy ra hiện tượng nước chuyển sang màu hồng tím khiến người dân sống tại khu vực này rất tò mò.
Mặc dù chứng kiến hiện tượng kỳ lạ, song ít ai dám đến gần vì sợ có thể nguyên nhân do ô nhiễm nguồn nước, cộng thêm việc nước bốc "mùi lạ", khiến họ càng cảm thấy bất an.
Hình ảnh đầm nước ở xã Tân Hải đổi sang màu hồng tím. (Ảnh: Internet).
Tuy nhiên sau khi lấy mẫu nước kiểm tra, Viện Sinh học nhiệt đới TP.HCM cho biết hiện tượng nước đổi sang màu hồng tím và bốc mùi là do một loại tảo trong nước nở hoa.
Cụ thể, đây là tảo lục có tên khoa học Dunaliella Salina, vốn sinh sống và phát triển mạnh với số lượng cá thể dày đặc dưới đáy các đầm chứa nước.
Theo lý giải khoa học, bên trong các tế bào của tảo lục Dunaliella Salina tích lũy một lượng lớn sắc tố B (ký hiệu hóa học bêta) - carotene. Sắc tố này có màu hồng đỏ, được giải phóng trong quá trình tảo nở hoa, làm cho nước trong đầm chuyển sang màu hồng.
Hình ảnh ghi lại quá trình chuyển màu của tế bào tảo Dunaliella Salina. (Ảnh: Researchgate).
Theo nhiều tài liệu ghi chép, điều kiện môi trường thuận lợi cho tảo Dunaliella Salina phát triển mạnh và tích lũy nhiều sắc tố B - carotene là độ mặn cao, ánh sáng mạnh và dinh dưỡng trong nước nhiều.
Ở một số nơi, loại tảo này kết hợp cùng một vi khuẩn cổ ưa muối (tên khoa học: Halobacteria) để tạo ra sắc màu vô cùng rực rỡ.
Loại tảo này không gây ảnh hưởng cho sinh vật và con người. Ngược lại, chúng còn có ích với tác dụng làm thức ăn cho một số loài thủy sinh, và sinh vật sống dưới nước.
Tuy nhiên, do hàm lượng chất hữu cơ "lơ lửng" trong nước và tích lũy trong trầm tích ở điều kiện trao đổi nước kém, đọng lâu ngày làm cho các vi sinh vật kỵ khí hoạt động mạnh, dẫn đến phát sinh các mùi khó chịu.
Hồ Hillier nằm trên đảo Middle, thuộc quần đảo Recherche, Tây Úc với sắc hồng vô cùng đặc biệt. (Ảnh: Wikipedia).
Đây là loại tảo không chỉ có ở Việt Nam, mà từng xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới, tiêu biểu như Biển Chết, hồ Hillier (nằm ở phía Tây Úc), hồ OC Fisher (phía Tây Texas, Mỹ), hồ Retba (Sénégal), hồ Salinas de Torrevieja (Tây Ban Nha)…
Tại tất cả những nơi có tảo lục Dunaliella Salina, nước hồ đều chuyển sang màu hồng tím trong một khoảng thời gian nhất định trong năm, tạo ra vẻ đẹp kỳ thú và thu hút đông đảo khách du lịch tới để thăm quan.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
