Đàn cá voi sát thủ mắc kẹt giữa băng biển ngoài khơi đảo Hokkaido
Có khoảng 10 con cá voi sát thủ mắc kẹt khi xung quanh là lớp băng dày, trong đó có vài con non, phải ngóc đầu lên thở một cách khó khăn.
Đàn cá voi sát thủ mắc kẹt giữa băng biển ngoài khơi Hokkaido. (Video: X/NHK).
Thước phim do đài NHK Nhật Bản phát sóng hôm 6/2 cho thấy ít nhất 10 con cá voi sát thủ đang ngoi lên từ một khoảng trống nhỏ trên mặt nước, xung quanh đầy những khối băng trôi nổi, cách bờ biển thị trấn Rausu, bán đảo Shiretoko, Hokkaido, khoảng 1km. Lớp băng dày khiến lực lượng bảo vệ bờ biển không thể giải cứu đàn cá voi. "Chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc đợi băng tan và để chúng trốn thoát theo cách đó", một quan chức của thị trấn Rausu nói.
Chuyên gia về sinh vật biển Seiichiro Tsuchiya đã ghi hình đàn cá voi sát thủ mắc kẹt bằng drone. Ông cho biết, phát hiện chúng khi đang tiến hành nghiên cứu quần thể sư tử biển địa phương.
"Tôi thấy khoảng 13 con cá voi sát thủ ngóc đầu lên từ một lỗ hổng trên băng. Trông chúng hít thở rất khó khăn, và trong đàn dường như có 3 hoặc 4 con non", ông nói. Những loài thú biển lớn nhất có thể ở dưới nước trong thời gian dài, nhưng cá voi sát thủ thường chỉ lặn khoảng vài phút mỗi lần.
Cá voi sát thủ gặp rắc rối trong vùng biển gần Hokkaido.
Vùng biển phía đông đảo Hokkaido, miền bắc Nhật Bản, bị những khối băng trôi nổi bao phủ vào mỗi mùa đông. Lượng băng đã giảm trong vài năm gần đây khi nhiệt độ nước biển tăng do khủng hoảng khí hậu. Các nhà chức trách cho biết, việc thiếu gió khiến các tảng băng gần như không dịch chuyển trong tuần này.
Đây không phải lần đầu tiên cá voi sát thủ gặp rắc rối trong vùng biển gần Hokkaido. Năm 2005, vài cá thể đã chết sau khi mắc kẹt trong băng biển ngoài khơi Rausu, một địa điểm ngắm cá voi nổi tiếng vào mùa hè.
Cá voi sát thủ (Orcinus orca) là loài ăn thịt phân bố rộng rãi ở các đại dương trên thế giới, con trưởng thành có thể nặng đến 6 tấn, dài 7 - 10 m. Ngoài tự nhiên, chúng sống và đi săn theo đàn. Con mồi của chúng vô cùng phong phú, gồm cá, chim cánh cụt, hải cẩu, sư tử biển, cá đuối, mực, chim biển, thậm chí cá voi và cá mập.

Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ
Đây là eo biển luôn hứng chịu những trận bão kinh hoàng tạo ra các con sóng lớn, cộng thêm núi băng trôi, tạo thành nỗi ám ảnh với bất cứ thủy thủ nào đi qua.

Lợn biển đực 38 tuổi chết vì giao phối với anh trai
Kết quả khám nghiệm cho thấy lợn biển Hugh ở Phòng thí nghiệm và Thủy cung Mote Marine, Florida, chết do những vết thương khi giao phối với anh trai.

Giao phối khác loài khiến cá voi xanh xuất hiện DNA "ma"
Việc tìm thấy hàm lượng DNA khác loài trong các con cá voi xanh Đại Tây Dương có thể đặt ra nhiều câu hỏi mới về di truyền và quan hệ giữa các loài trong môi trường biển.

Động vật dưới biển uống nước lọc bằng cách nào?
Sinh vật biển lấy nước lọc để duy trì sự sống như thế nào trong khi xung quanh toàn là nước mặn? Câu trả lời sẽ khiến bạn bất ngờ về sự tuyệt vời của tạo hóa!

Đại dương sâu đến mức nào?
Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Phát hiện loài nghi là cá voi Omura bí ẩn nhất thế giới tại biển Thái Lan
Một số nhà khoa học Thái Lan vừa ghi nhận một con cá nghi là cá voi Omura ở vùng biển Koh He (Thái Lan). Đây là loài động vật rất khó bắt gặp vì chúng thường xuyên lẩn tránh con người.
