Đàn cá voi sát thủ tấn công, cắn thủng du thuyền
Đàn cá voi sát thủ gây ra đêm kinh hoàng cho thủy thủ trên một chiếc du thuyền ngoài khơi Tây Ban Nha khi cắn thủng phần thân khiến nước tràn vào thuyền.
Cuộc đụng độ của du thuyền Anh với đàn cá voi sát thủ.
Nữ thủy thủ người Anh April Boyes chia sẻ video ghi hình một đàn cá voi sát thủ bơi tới gần và xô mạnh vào du thuyền để tấn công, khiến một người khác phải hét lên vì kinh hãi. Chúng bao vây du thuyền ngoài khơi Gibraltar hôm 26/5 trước khi đâm vào nhiều lần. Mỗi cú đâm gây thiệt hại lớn hơn cho chiếc thuyền, phá hỏng bánh lái và làm thủng phần thân. Cuộc tấn công từ những con cá voi sát thủ khiến nước tràn vào buồng động cơ trên thuyền, buộc thủy thủ đoàn phải cầu cứu nhà chức trách, theo Yahoo.
Cuối cùng, 4 thủy thủ có thể thở phào khi một tàu cứu hộ và trực thăng Tây Ban Nha tiền về phía họ giữa đêm. Họ được lính tuần duyên giải cứu và du thuyền dài 20m được kéo tới cảng Barbate ở tỉnh Cadiz để sửa chữa.
"Cuộc đụng độ có vẻ độc nhất kết thúc với việc cá voi sát thủ phá hủy bánh lái từ thuyền, sau đó cắn nhiều chỗ trên thuyền suốt một giờ. Lỗ thủng lớn ở thân khiến nước tràn vào những nơi khác trên thuyền và phòng động cơ. Đó là một trải nghiệm đáng sợ. Tất cả chúng tôi đều an toàn. Tôi cảm thấy rất biết ơn lực lượng tuần duyên", Boyes chia sẻ.
Cá voi sát thủ bơi tới gần và xô mạnh vào du thuyền để tấn công.
Tai nạn này xảy ra sau khi ít nhất 20 con cá voi sát thủ tấn công một chiếc tàu nhỏ ở eo biển Gibraltar trong tháng này. Các nhà nghiên cứu suy đoán một con cá voi sát thủ cái tên White Gladis từng bị thương do va chạm với tàu thuyền, dạy đồng loại tấn công phương tiện quanh Gibraltar. Họ cho rằng White Gladis đang trả thù bằng cách hướng dẫn đàn cá voi sát thủ đánh chìm hai du thuyền. Đau đớn do va chạm hoặc mắc vào lưới bắt cá đã khiến nó trở nên thù hằn với với tàu thuyền.
Cuộc tấn công nhằm vào du thuyền của Boyes chứng tỏ đàn cá voi sát thủ sẽ không ngừng nhắm vào tàu thuyền nhỏ. Hôm 2/5, khoảng 6 con cá voi sát thủ đâm vào thân du thuyền Bavaria 46 ở eo biển Gibraltar. Cuộc phục kích kéo dài một giờ khiến hai hành khách đến từ Cambridge bị sốc và bối rối, đồng thời gây ra thiệt hại hàng nghìn USD.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Cá sói - "Quái vật biển sâu" thân thiện với con người
Cá sói (wolffish) sở hữu vẻ ngoài và khuôn mặt như những loài vật bước ra từ các bộ phim kinh dị, tuy nhiên điều mà ít ai ngờ tới lại là chúng vô cùng thân thiện với con người.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

"Vật thể lạ" cao 1.000m trồi lên ngoài khơi California
Sứ mệnh lập bản đồ đại dương Saildrone Surveyor đã tìm ra một vật thể lạ khổng lồ, nóng bỏng và không giống bất kỳ thứ gì trên Trái đất từng được nhìn thấy trước đây.

Trái tim của cá voi xanh có thực sự to bằng một chiếc ô tô không?
Có nhiều tin đồn cho rằng loài động vật lớn nhất trên hành tinh của chúng ta - cá voi xanh sở hữu trái tim to bằng cả một chiếc ô tô, tuy nhiên điều này chưa chắc đã đúng.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...
