Cá voi sát thủ dạy đồng loại đâm chìm tàu thuyền

Các nhà khoa học cho rằng một con cá voi sát thủ cái từng bị thương khởi xướng hành vi tấn công tàu thuyền và dẫn dắt những cá thể nhỏ hơn bắt chước theo.

Cá voi sát thủ tấn công và đánh chìm du thuyền thứ ba ngoài khơi Iberia, châu Âu. Các chuyên gia cho rằng hành vi này được học hỏi bởi các thành viên còn lại trong quần thể. Ba con cá voi sát thủ (Orcinus orca), đâm vào du thuyền đêm hôm 4/5 ở eo biển Gibraltar, Tây Ban Nha, làm gãy bánh lái. "Có hai con cá voi sát thủ nhỏ và một con lớn hơn", thuyền trưởng Werner Schaufelberger cho biết. "Đôi cá voi sát thủ nhỏ nhắm vào bánh lái ở phía sau trong khi cá thể lớn liên tục lao toàn lực vào mạn thuyền". Schaufelberger kể anh trông thấy cá voi sát thủ nhỏ bắt chước con lớn hơn. Chúng quan sát kỹ thuật của đồng loại và cũng đâm vào thuyền.


Cá voi sát thủ cái dạy con non nhỏ hơn nhắm vào bánh lái. (Ảnh: Chase Dekker).

Cảnh sát tuần duyên Tây Ban Nha giải cứu thủy thủ đoàn và kéo chiếc thuyền tới Barbate, nhưng phương tiện bị chìm ở lối vào cảng. Trước đó hai ngày, một đàn 6 con cá voi sát thủ tấn công chiếc thuyền buồm khác chạy qua eo biển. Greg Blackburn, thủy thủ trên tàu, trông thấy cá voi sát thủ mẹ dường như dạy con non cách nhắm vào bánh lái.

Báo cáo về những cuộc đụng độ với cá voi sát thủ ở vùng ven biển Iberia bắt đầu vào tháng 5/2020 và trở nên ngày càng thường xuyên, theo nghiên cứu công bố hồi tháng 6/2022 trên tạp chí Marine Mammal Science. Các vụ tấn công chủ yếu nhằm vào thuyền buồm và theo mô hình rõ ràng. Đàn cá voi sát thủ tiếp cận từ phía đuôi để tấn công bánh lái và mất hứng thú sau khi khiến tàu dừng chạy thành công. Hoạt động tương tác diễn ra liên tục từ năm 2020 ở các nơi cá voi sát thủ sinh sống, cả ở Galicia hoặc Gibraltar, theo Alfredo López Fernandez, nhà sinh vật học ở Đại học Aveiro tại Bồ Đào Nha kiêm đại diện tổ chức Atlantic Orca Working Group.

Phần lớn các cuộc đụng độ đều vô hại. Trong hơn 500 sự kiện tương tác ghi nhận từ năm 2020, chỉ có 3 vụ chìm thuyền. Hành vi hung dữ nhằm vào tàu thuyền tăng vọt là hiện tượng gần đây. Nhóm nghiên cứu cho rằng một sự kiện đáng buồn có thể thúc đẩy thay đổi hành vi ở cá voi sát thủ, và những thành viên còn lại trong quần thể học cách bắt chước. Các chuyên gia nghi ngờ con cá voi sát thủ cái tên White Gladis đã từng trải qua khoảnh khắc đau đớn, một vụ va chạm với tàu thuyền hoặc bị mắc kẹt do đánh bắt cá bất hợp pháp, dẫn tới thay đổi hành vi. Nó chính là cá thể bắt đầu hành vi tiếp xúc trực tiếp với tàu thuyền.

Cá voi sát thủ là loài vật có tính xã hội cao, có thể dễ dàng học hỏi và bắt chước hành vi của cá thể khác, theo nghiên cứu vào năm 2022. Trong đa số trường hợp, cá voi sát thủ nối đuôi nhau bơi tới bánh lái của thuyền để cắn, bẻ cong hoặc làm vỡ bộ phận đó. Chúng dường như nhận thức hành vi trên là có lợi, bất chấp nguy cơ khi đâm vào cấu trúc đang chuyển động. Từ khi tương tác khác thường bắt đầu vào năm 2020, 4 con cá voi sát thủ thuộc quần thể nhỏ sống ở vùng biển Iberia đã chết dù cái chết của chúng không liên quan trực tiếp tới va chạm với tàu thuyền.

Hành vi khác thường của cá voi sát thủ cũng có thể mang tính đùa vui. Chúng là loài vật vô cùng tò mò và hay nô đùa. Do đó, tương tác có thể giống một trò chơi hơn là hành vi hung dữ, theo Deborah Giles, nhà nghiên cứu cá voi sát thủ ở Đại học Washington và tổ chức phi lợi nhuận Wild Orca.

Do số vụ tai nạn gia tăng, giới chuyên gia ngày càng lo ngại về sự an toàn của thủy thủ và quần thể cá voi sát thủ Iberia. Trong cuộc khảo sát vào năm 2011, chỉ có 39 con cá voi sát thủ Iberia được ghi nhận. "Nếu tình hình tiếp diễn hoặc trở nên trầm trọng, đó sẽ là mối đe dọa thực sự đối với an toàn của người đi biển và vấn đề bảo tồn loài cá voi sát thủ nguy cấp", nhóm nghiên cứu nhận định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ

Eo biển nguy hiểm bậc nhất thế giới - Nỗi ám ảnh tính bằng mạng sống của thủy thủ

Đây là eo biển luôn hứng chịu những trận bão kinh hoàng tạo ra các con sóng lớn, cộng thêm núi băng trôi, tạo thành nỗi ám ảnh với bất cứ thủy thủ nào đi qua.

Đăng ngày: 09/04/2025
Đại dương sâu đến mức nào?

Đại dương sâu đến mức nào?

Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Đăng ngày: 29/03/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 23/03/2025
Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Đăng ngày: 13/03/2025
Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người

Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người

Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài, một trong hai là con người.

Đăng ngày: 11/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News