Đàn đá Khánh Sơn - bảo vật hơn 2.000 năm tuổi
Hai bộ đàn đá Khánh Sơn khoảng 2.500-3.000 tuổi, có âm thanh sống động, mang nét đặc trưng núi rừng Tây Nguyên.
Đàn đá được Thủ tướngký quyết định công nhận là bảo vật quốc gia hồi tháng 1. Hiện vật làm từ chất liệu rhyolite porphyre, loại đá tự nhiên phân bố tập trung ở vùng núi Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa) đến Bác Ái (tỉnh Ninh Thuận). Các thanh đá có màu xám đen, cứng cáp. Khi gõ, âm thanh ngân xa và trong như tiếng đồng, thép.
Bảo vật được ghè đẽo thô sơ trên các thanh đá hình trụ, dáng sần sùi, vết đẽo to, sâu và ít tu chỉnh. Vì vậy, bề mặt phần đầu của mỗi thanh đều hiện vết mòn nhẵn, đường kính khoảng từ 4,8 cm đến 12,6 cm, là điểm tác động của vật gõ.
Đàn đá Khánh Sơn. (Ảnh: Cục Di sản Văn hóa).
Hồ sơ bảo vật của Cục Di sản Văn hóa chứng minh đây là hiện vật gốc độc bản, có hình thức độc đáo.
Bộ đàn đá Khánh Sơn do gia đình ông Bo Bo Ren - người dân tộc Raglai - tìm ra tại núi Dốc Gạo, xã Trung Hạp (nay là thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn) vào khoảng năm 1947, trong lúc làm nương rẫy. Căn cứ chất liệu, màu sắc, lớp patin, kỹ thuật chế tác, hiện vật được xác định có niên đại khoảng 2.500-3.000 năm.
Sau khi khảo sát, nhận thấy đây là hiện vật quý hiếm, tháng 3/1979, chính quyền vận động gia đình ông Bo Bo Ren hiến tặng bộ đàn đá cho Nhà nước nghiên cứu, bảo quản và giới thiệu công chúng.
Năm 1980, ban Khảo cổ học của Viện Khoa học Xã hội TP HCM, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam tiến hành hai đợt khảo sát tại đỉnh núi Dốc Gạo, phát hiện hơn 500 mảnh tước cùng loại đá của đàn đá Khánh Sơn, trong đó có một số thanh còn đang chế tác dở dang và bị vỡ. Điều này cho thấy bảo vật quốc gia được chế tác tại chỗ, không phải chuyển từ nơi khác đến.
Cuối tháng 3/2023, hiện vật "trở về" bảo tàng tỉnh Khánh Hòa sau hơn 40 năm được bảo quản ở phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại TP HCM.
Cận cảnh thanh đàn đá Khánh Sơn. (Ảnh: Cục Di sản Văn hóa).
Bảo vật chia làm hai bộ, mỗi bộ sáu thanh. Ở bộ A, thanh nặng nhất là 9 gram, nhẹ nhất 5 gram. Với bộ B, thanh nặng và nhẹ nhất lần lượt là 28,1 gram và 10,5 gram. Chiều dài của 12 thanh đàn trong khoảng 45,6 cm đến 113 cm.
Do cấu tạo của chất liệu chế tác, âm thanh đàn đá sống động, vừa vui nhộn lại trầm lắng. Khi nghệ nhân biểu diễn, người nghe cảm nhận được tiếng đàn như tiếng chim hót vang vọng trong rừng, đôi lúc lại giống âm thanh của những dòng thác đổ.
Theo Cục Di sản Văn hóa, hai bộ đàn đá Khánh Sơn có thể tấu những điệu dân ca quen thuộc của các dân tộc ở Tây Nguyên, hay dùng để biểu diễn các bản nhạc mới theo phong cách Tây Nguyên nhưng đáp ứng yêu cầu hiện đại. Tính đến năm 1980 đã có hơn 50 tác phẩm sáng tác, thể nghiệm và dàn dựng thành tiết mục cho đàn đá Khánh Sơn và các đàn đá khác. Đa số là độc tấu, song tấu, tam tấu đàn đá có phần đệm của dàn nhạc dân tộc, một số tiết mục đàn đá đệm cho đơn ca, tốp ca hoặc kết hợp đàn đá và múa.
Giáo sư, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Âm nhạc Việt Nam nhận định hồi tháng 12/1979: "Khán giả đã được thuyết phục rằng các phiến đá thô kệch, xù xì, mốc meo ấy quả thật là những cái đàn cổ, từngđệm cho tiếng hát, điệu múa ngàn xưa của cha ông mình".
Trước đây, bảo vật được người Raglai sử dụng để xua đuổi muông thú, bảo vệ nương rẫy. Sau này ở các lễ hội quan trọng như lễ bỏ mả, ăn mừng lúa mới, đàn đá luôn được người dân mang ra diễn tấu đầu tiên, coi đây là phương tiện kết nối giữa con người và trời đất. Hồ sơ bảo vật kết luận: "Đây là bộ đàn đá rất có giá trị về mặt âm nhạc học, có niên đại hàng nghìn năm và là hiện vật đặc trưng gắn liền với đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc miền núi tỉnh Khánh Hòa".
Tiết mục "Đàn ơi hát cùng ta" do nghệ nhân Bo Bo Hùng độc tấu đàn đá Khánh Sơn cùng đoàn nghệ thuật quần chúng huyện biểu diễn năm 2018.
Từ năm 2020, huyện Khánh Sơn đã cho khảo sát, phục dựng ba hệ thống đàn đá nước giữ nương rẫy theo nguyên bản của người Raglai. Mỗi hệ thống có chín đến 15 thanh đá lớn, dài và kêu vang, được bố trí tại các dòng chảy tự nhiên ở ba địa điểm: Thôn Dốc Gạo (thị trấn Tô Hạp), xã Ba Cụm Nam và xã Thành Sơn. Với đàn đá dùng biểu diễn, huyện cho chế tác 10 bộ, mỗi bộ gồm 14 thanh, có thể sử dụng để độc tấu và hòa tấu. Ngoài ra, nơi đây còn lập những lớp học dạy đàn đá để thế hệ sau phát huy nét đẹp văn hóa mà cha ông tạo dựng.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
