Người Đông Á mang gene một loài người khác với nhiều bất thường

Nhóm nghiên cứu từ Anh đã tìm ra câu trả lời cho bí ẩn hóc búa: Loài người cổ Neanderthals sinh sống chủ yếu ở châu Âu, vì sao người Đông Á lại mang DNA của họ nhiều nhất thế giới?

Nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà sinh thái và tiến hóa Claudio Quilodrán từ Đại học Oxford (Anh), cho thấy lịch sử di cư và tiến hóa của nhân loại có thể cần được viết lại.

Người Neanderthals khác loài nhưng cùng thuộc chi Homo (chi Người) với Homo sapiens chúng ta. Họ từng hôn phối dị chủng với các cộng đồng Homo sapiens di cư từ châu Phi tới, do đó hầu như tất cả những người bên ngoài châu Phi ngày nay đều có một ít Neanderthals trong dòng máu - trung bình 2% bộ gene.


Tất cả chúng ta đều có một ít Neanderthals trong dòng máu - (Ảnh đồ họa: Joe McNally)

Người châu Âu, đặc biệt là người Bắc Âu, mang khá nhiền DNA Neanderthals, vì khu vực này là nơi sinh sống chủ yếu của loài người cổ này. Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra điều vô lý: Người gốc Đông Á có nhiều gene Neanderthals hơn người châu Âu từ 8-24%.

Theo Live Science, tiến sĩ Quilodrán và các cộng sự phát hiện ra rằng một làn sóng nông dân di cư từ Trung Đông cổ đại có thể giải thích điều tưởng chừng như "ngược đời nói trên".

Bài công bố trên tạp chí Science Advances đưa ra một đoạn lịch sử cổ đại phức tạp hơn rất nhiều những gì giới khoa học biết đến trước đây.

Đầu tiên, từ khoảng 60.000-70.000 năm trước làn sóng Homo sapiens di cư từ châu Phi đến phần thế giới còn lại và là tổ tiên của nhóm "người lai" Homo sapiens - Neanderthals đầu tiên.

Người Neanderthals có thể sinh sống phổ biến hơn ở châu Âu, nhưng cũng ở các nơi khác. Người Homo sapiens thì phân tán khắp các vùng đất họ có thể tìm đến.

Vì vậy, dòng máu Neanderthals được đưa vào người hiện đại ở khắp nơi, khiến họ không bao giờ biến mất hoàn toàn dù đã tuyệt chủng khoảng hơn 30.000 năm trước.

Tuy nhiên, một làn sóng di cư khác từ châu Phi vào 10.000 năm trước đến cùng châu Âu đã làm thay đổi cục diện. Họ cũng lai Neanderthals, nhưng đậm đặc Homo sapiens hơn và là nhóm mang yếu tố Neanderthals ít nhất thế giới.

Họ là những người nông dân mà tổ tiên đã chọn Trung Đông và Tây Nam Á để định cư lại vào thời điểm Homo sapiens bắt đầu rời châu Phi.

Chính dòng máu ít yếu tố Neanderthals này đã pha loãng các yếu tố Neanderthals trong bộ gene của người châu Âu.

Kết quả này được đúc kết từ quá trình xem xét hơn 4.400 bộ gene của người Homo sapiens, từ 40.000 năm trước đến hiện đại, đã được giải trình tự trước đây.

Tỉ lệ DNA của người Neanderthals trong bộ gene đã tiết lộ chi tiết về cách các nhóm người thuộc các loài khác nhau di cư và hôn phối dị chủng với nhau.

Hiểu được sâu sắc hơn về "dòng máu lai" trong mỗi chúng ta có ý nghĩa rất lớn trong việc hiểu được cách mà nhân loại đã tiến hóa, cũng như tác động đến một số nghiên cứu về y học, vì các gene khác loài thường mang đến nhiều đặc điểm riêng biệt, làm tăng hay giảm nguy cơ một số bệnh tật.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 05/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News