Khám phá nghĩa trang của quan chức cấp cao thời Tân Vương quốc ở Ai Cập

Đoàn khảo cổ Ai Cập làm việc trong khu vực Al-Ghoreifa từ năm 2017 đã khám phá một nghĩa trang của các quan chức cấp cao và linh mục từ thời Tân Vương quốc, nằm giữa thế kỷ 16 và 11 Trước Công nguyên.

Ngày 15/10, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập đã công bố thông tin chi tiết về một số phát hiện mới tại khu vực Al-Ghoreifa thuộc địa điểm khảo cổ Tuna Al-Gabal ở tỉnh Minya.


Ai Cập đã công bố thông tin chi tiết về một số phát hiện mới tại khu vực Al-Ghoreifa. (Nguồn: Arab News).

Theo phóng viên tại Cairo, phát biểu trong cuộc họp báo, Tổng thư ký Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập Mostafa Waziri cho biết phái đoàn khảo cổ nước này làm việc trong khu vực Al-Ghoreifa từ năm 2017 đã khám phá một nghĩa trang của các quan chức cấp cao và linh mục từ thời Tân Vương quốc, nằm giữa thế kỷ 16 và 11 Trước Công nguyên.

Phát hiện này còn bao gồm 25.000 bức tượng mô tả các vị thần Ai Cập cổ đại và các bức tượng nhỏ được chôn theo người chết (ushabti) được chế tác từ đồ sứ.

Ngoài ra, một bộ sưu tập lọ thủy tinh, đồ trang trí, bùa hộ mệnh, quan tài bằng đá và gỗ có chứa xác ướp cũng được khai quật, cùng với một tờ giấy cói được bảo quản đặc biệt tốt, dài từ 3,96m đến 4,57m có ghi chép văn bản từ sách của người chết. Giấy cói này sẽ được vận chuyển đến Đại Bảo tàng Ai Cập để trưng bày cho công chúng.

Ông Waziri cho biết các cuộc điều tra sơ bộ đã tiết lộ rằng một phần của nghĩa trang này đã được tái sử dụng vào thời kỳ Hậu nguyên, với hàng ngàn bùa hộ mệnh, tượng nhỏ ushabti, tượng và quan tài chứa xác ướp từ thời kỳ đó được đưa ra ánh sáng.


Phát hiện này còn bao gồm 25.000 bức tượng mô tả các vị thần Ai Cập cổ đại. (Nguồn: Arab News)

Hội đồng Cổ vật Tối cao Ai Cập đã khởi xướng các cuộc khai quật tại địa điểm Al-Ghoreifa dưới sự chỉ đạo của ông Waziri vào năm 2017.

Nghĩa trang thời Tân Vương quốc có những ngôi mộ được chạm khắc trên đá với những chiếc quan tài bằng gỗ và đá chứa xác ướp của các quan chức và linh mục cấp cao thời Ai Cập cổ đại.

Khu vực Al-Ghoreifa ở Minya được phát hiện vào năm 1925, nổi tiếng với những khám phá khảo cổ học, bao gồm 35 ngôi mộ, 90 quan tài và khoảng 10.000 bức tượng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Phát hiện hóa thạch loài thú cổ trong hang động ở Vịnh Hạ Long

Đây là loài thú có vú, chiều dài đoán định khoảng hơn 1m, có tuổi khoảng 10.000 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 05/04/2025
Lời trần tình của kẻ

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"

Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.

Đăng ngày: 04/04/2025
Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?

55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.

Đăng ngày: 02/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News