Đàn kiến triệu con ăn thịt đồng loại để sống sót trong boongke

Khả năng sinh tồn của đàn kiến sống sót nhiều năm trong boongke kín gây bất ngờ cho các nhà nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu là Wojciech Czechowski ở Bảo tàng và Viện Động vật học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan, phát hiện những con kiến gỗ (Formica polyctena) sống trong một boongke bỏ hoang vào năm 2013 khi đang khảo sát loài dơi. Những con kiến không có lối ra thế giới bên ngoài và dường như đến từ chiếc tổ nằm phía trên đường ống thông khí. Khi kiến rơi xuống theo đường ống, chúng bị bao vây trong boongke.

Đàn kiến triệu con ăn thịt đồng loại để sống sót trong boongke
Đàn kiến bị cô lập trong boongke bỏ hoang. (Ảnh: Newsweek).

Tuy nhiên, khi trở lại khu vực sau hai năm, nhóm nghiên cứu nhận thấy đàn kiến không chỉ vẫn ở đó mà còn lớn hơn dù không có nguồn thức ăn, nhiệt và ánh sáng. Họ ước tính số lượng kiến sống ở boongke lên tới một triệu con.

Kiến thường xây tổ ở những nơi khác thường. Trước đây, các nhà nghiên cứu từng tìm thấy tổ kiến ở khung gầm xe hơi và bên trong hộp gỗ ở hốc tối. Nhưng ở mọi trường hợp khác, đàn kiến đều có thể ra vào tổ, còn đàn kiến mắc kẹt trong boongke không có lựa chọn. Chúng sinh tồn và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ xã hội trong các điều kiện do môi trường cực hạn đặt ra.

Năm 2016, Czechowski và cộng sự bắt đầu phân tích hành vi của kiến gỗ. Họ lắp một lối đi lát ván dẫn tới đường ống thông khí khác để những con kiến có thể thoát khỏi boongke. Một năm sau, họ trở lại khu vực và phát hiện đàn kiến gần như biến mất hoàn toàn. Kiểm tra xác kiến còn sót lại, nhóm nghiên cứu tìm thấy nhiều vết cắn chủ yếu ở vùng bụng. Đây là bằng chứng cho thấy kiến gỗ ăn xác đồng loại để sinh tồn. Sau khi được cung cấp lối thoát, đàn kiến tìm đường quay trở lại chiếc tổ ban đầu và boongke bị bỏ hoang.

"Sự sinh tồn và phát triển của đàn kiến trong boongke qua nhiều năm mà không kèm theo sinh sản, có thể là kết quả do nguồn cung cấp liên tục kiến thợ mới từ chiếc tổ bên trên và quá trình tích lũy xác đồng loại. Xác kiến đóng vai trò như một nguồn thức ăn, cho phép những con kiến mắc kẹt sống sót trong điều kiện vô cùng bất lợi", nhóm nghiên cứu kết luận trong báo cáo đăng trên tạp chí Hymenoptera Research.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khó tin nhưng có thật: Loài kiến chuyên “bắt cóc trẻ em” để sinh tồn

Khó tin nhưng có thật: Loài kiến chuyên “bắt cóc trẻ em” để sinh tồn

Bắt cóc trẻ em”, hành vi tưởng như chỉ tồn tại ở loài người lại xuất hiện cả ở côn trùng, cụ thể là loài kiến.

Đăng ngày: 05/11/2019
Quả bóng tròn xoe này là một trong những tạo vật đặc biệt bậc mà giới khoa học từng phát hiện ra

Quả bóng tròn xoe này là một trong những tạo vật đặc biệt bậc mà giới khoa học từng phát hiện ra

Cái tên của nó còn có phần... kinh dị nữa cơ các bạn ạ.

Đăng ngày: 05/11/2019
Côn trùng giữ ấm cơ thể như thế nào?

Côn trùng giữ ấm cơ thể như thế nào?

Trải qua hàng triệu năm hình thành và phát triển Trái Đất, các loài côn trùng đã xâm nhập và tồn tại ở khắp mọi nơi. Chúng dần tiến hóa với bộ vỏ và xương cứng nhằm tự bảo vệ khỏi những kẻ săn mồi và các mối nguy từ môi trường.

Đăng ngày: 04/11/2019
Chuyện về

Chuyện về "cây quỷ": Chứng kiến vụ thảm sát 1 gia đình và nhiều cái chết khác

Trong quá khứ, nhiều người có ý định chặt bỏ cây sồi hơn 200 năm tuổi hay còn được gọi là cây quỷ nhưng bất thành.

Đăng ngày: 04/11/2019
Cấy gene

Cấy gene "tử thần" để tiêu diệt loài muỗi

Các sinh viên thuộc Đại học Ben Gurion (miền Nam Israel) đã phát triển một phương pháp sinh học, sử dụng vi khuẩn biến đổi gene để tiêu diệt loài muỗi.

Đăng ngày: 03/11/2019
Ý nghĩa quốc hoa của các nước trên thế giới

Ý nghĩa quốc hoa của các nước trên thế giới

Cũng giống như quốc kì, quốc ca, quốc hoa là loài hoa tiêu biểu, là đại diện cho nét đặc trưng văn hóa của dân tộc.

Đăng ngày: 01/11/2019
Thực vật biết… “hoảng loạn” khi trời mưa to

Thực vật biết… “hoảng loạn” khi trời mưa to

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng thực vật có một phản ứng phức tạp đến mức đáng kinh ngạc đối với lượng mưa.

Đăng ngày: 01/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News