Dạng sống kỳ lạ tại Great Lakes

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy một số dạng sống kỳ lạ tại Hồ Huron. Những hình thành địa chất lạ kỳ đang tạo điều kiện cho những thảm vi khuẩn trôi nổi sinh trưởng tại Great Lakes, các nhà nghiên cứu cho biết. Sinh vật học kỳ lạ này giống với những gì được tìm thấy ở những môi trường khắc nghiệt nhất trên Trái Đất.

Thảm vi khuẩn nằm ở độ sâu 66 phút (20 mét) dưới bề mặt Hồ Huron – hồ lớn thứ ba trong hệ thống Great Lakes tại Bắc Mỹ - tại đây các nhà nghiên cứu đã phát hiện những hố sụt do sự phân rã của những phần thuộc đáy biển cổ đại nằm bên dưới.

Quanh những hố sụt này là những thảm cvanobacteria màu tím – họ hàng của vi khuẩn được tìm thấy tại đáy của hồ băng vĩnh cửu tại Nam Cực – và pallid, một dạng trôi nổi của loại vi khuẩn khác. Nước tại khu vực này đậm đặc, mặn và không có ôxy, do đó không thích hợp cho hầu hết những dạng sống lớn hơn và quen thuộc hơn trong hồ. 

Mẫu nước từ một trong những khu vực hố sụt gần khu vực nước ngầm tinh khiết, tạo điều kiện cho sự phát triển của tham cyanobacteria màu tím. (Ảnh: Russ Green, Trụ sở biển quốc gia Thunder Bay)

Các nhà khoa học báo cáo rằng một số hố sụt sao đóng vai trò như lòng chảo chứa những thực vật đã chết và thối rữa cũng như các vật chất phân hủy từ động vật, đồng thời thu thập một lớp bùn trầm tích với dải vi khuẩn nằm bên trên.

Môi trường này giống với môi trường quanh miệng phun thủy nhiệt sâu dưới biển nơi có rất nhiều dạng sống kỳ lạ đã được phát hiện.

Trong môi trường nước không có oxy, cyanobacteria thực hiện quang hợp bằng cách sử dụng hợp chất lưu huỳnh chứ không phải nước, và tạo ra hydro sunfua, khí có mùi trứng thối. Nơi mà những hố sụt sâu hơn và không hề có ánh sáng, những vi sinh vật không sử dụng quang hợp mà sử dụng những công cụ hóa học để chuyển hóa dinh dưỡng lưu huỳnh. 

Hố sụt Đảo giữa tạo điều kiện cho sự hình thành những hoạt động sinh học tại Hồ Huron. Một tàu săn cá voi dài 29,5 phút (9 mét) cũng được quan sát thấy trên bức ảnh này. (Ảnh: Scott Kendall và Bopi Biddanda, Đại học bang Grand Valley)

Nước ngầm bên dưới Hồ Huron đang phân hủy khoáng chất từ đáy biển không còn tồn tại nữa và đưa chúng vào hồ để hình thành môi những môi trường khắc nghiệt và kỳ lạ, Bopaiah A. Biddanda thuộc Đại học bang Grand Valley, tại Muskegon, Mich cho biết. Biddanda là một trong những người chỉ đạo nghiên cứu về những môi trường kỳ lạ này.

Đồng tác giả Steven A, Ruberg thuộc Phòng thí nghiệm nghiên cứu môi trường hồ tại Cơ quan biển và khí quyển quốc gia (NOAA), cho biết: “Bạn có hồ nước ngọt cổ xưa này chứa những vật liệu từ 400 triệu năm trước... bị đẩy vào hồ”.

Biddanda, Ruberg, và các đồng nghiệp đang cố gắng tìm hiểu thời điểm mà những khoáng chất được lắng xuống và hiện được đẩy vào hồ.

Nghiên cứu, được công bố trên Eos, tạp chí hàng tuần của Hiệp hội Địa vật lý Hoa Kỳ, “có thể là tiền đề cho việc phát hiện những sinh vật mới cũng như những quá trình sinh hóa trước đây chưa được biết đến, đóng góp vào công cuộc khám phá sự sống trên Trái Đất”, Biddanda kết luận.

Từ khóa liên quan:

Great Lakes

dạng sống

vi sinh vật

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực

Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Đăng ngày: 28/02/2025
Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?

Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Đăng ngày: 23/02/2025
Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C

Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Đăng ngày: 16/02/2025
Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn

Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News