Đánh răng trong bóng tối sẽ ngủ ngon hơn
Ai mà biết được, có thể bạn sẽ giật mình trước hiệu quả của hành động đơn giản này.
Đánh răng buổi tối - Phương pháp độc đáo giúp bạn ngủ ngon hơn
Có thể bạn đã nghe rất nhiều lời khuyên để tìm kiếm cho mình một giấc ngủ ngon: nghe nhạc, đọc sách, tắm nước ấm và tránh uống cà phê… Nếu đã áp dụng tất cả những điều đó mà không thấy hiệu quả, bạn nên để ý đến một điều đơn giản hơn. Phải chăng mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn đều đánh răng trước gương và phơi mình dưới ánh sáng nhân tạo của đèn điện?
Theo khoa học, tất cả chúng ta không nên làm điều này. Bởi để ánh sáng tràn ngập đôi mắt, điều đó khiến não bộ bị đánh lừa rằng đây không phải là thời gian cho một giấc ngủ. Nó giống một dấu hiệu báo thức cho buổi sáng hơn.
Đánh răng trong bóng tối là chìa khóa của giấc ngủ ngon.
“Giấc ngủ là một hành vi quan trọng bậc nhất trong đời sống con người. Trong suốt cuộc đời, một người bình thường sẽ giành tới 36% thời gian để ngủ”, Russell Foster, một Giáo sư Khoa học thần kinh đến từ Đại học Oxford cho biết.
“Thường thì mọi người sẽ tắt điện vào ban đêm để có một tâm thế sẵn sàng cho giấc ngủ. Tuy nhiên, một số người lại cầm bàn chải vào phòng tắm và khiến nó trở thành một không gian tràn ngập ánh sáng. Đó chính là điểm phá rối trật tự. Tôi nghĩ rằng ai đó nên bắt đầu phát minh ra một loại đèn phòng tắm mà có chế độ riêng cho ban đêm”, Foster gợi ý.
Theo ông, hệ thần kinh của tất cả chúng ta đều có xu hướng bị đèn điện đánh lừa về cảm giác thời gian trong những trường hợp cụ thể như vậy, đặc biệt là vào mùa đông khi ngày ngắn hơn thường lệ.
Nhiều người làm việc trong môi trường văn phòng và bị phơi dưới ánh sáng đèn điện cả ngày trời. Ánh sáng này không đạt được cường độ và dải phổ lý tưởng như ánh sáng mặt trời bên ngoài. Trong một thời gian dài, điều đó tạo nên một phản ứng quen thuộc dần với ánh sáng đèn điện. Hậu quả, họ sẽ trở thành những đối tượng dễ bị ánh đèn phòng tắm buổi tối đánh lừa nhất.
“Mỗi người đều có một chiếc đồng hồ sinh học trong não mình. Nó điều khiển từng tế bào trên cơ thể, giống như một nhạc trưởng của dàn giao hưởng vậy”, Foster nói. Một nghiên cứu mới trong năm nay đã chỉ ra việc lạm dụng ánh sáng nhân tạo có thể gây gián đoạn sự hoạt động của đồng hồ sinh học. Rối loạn giấc ngủ là biểu hiện dễ trông thấy nhất, sau đó có thể là tăng rủi ro bệnh tật và tử vong.
Ánh sáng nhân tạo ở văn phòng làm việc khiến nhịp sinh học bị rối loạn.
Vậy giải pháp cho vấn đề này là gì? Foster nói: “tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày là một điều quan trọng để giúp thiết lập lại đồng hồ sinh học trong cơ thể”. Bạn nên bắt đầu tập cho mình một chế độ phơi sáng, dĩ nhiên là an toàn, dưới ánh sáng mặt trời. Có thể đơn giản chỉ là mở cửa sổ văn phòng ra và tắt những bóng điện.
Vào cuối ngày, bạn nên làm mờ những bóng đèn hết mức có thể. Tránh xa ánh sáng từ những thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại… đặc biệt là trước khi đi ngủ. Và như lời khuyên ban đầu, hãy thử đánh răng trong bóng tối. Ai mà biết được, có thể bạn sẽ giật mình trước hiệu quả của hành động đơn giản này.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
