Đào bới hoang đảo, phát hiện kho báu từ vua hải tặc 2.400 tuổi
Các nhà khảo cổ Hy Lạp tuyên bố họ đã tìm thấy một kho báu khảo cổ vĩ đại trên hòn đảo không người ở biển Aegean, bao gồm một tòa vương cung thánh đường lộng lẫy.
Cuộc khai quật của Bộ Văn hóa Hy Lạp đã giúp hiều kiến trúc cổ xưa đã dần lộ diện trên hoang đảo. Nổi bật nhất là một tòa nhà được xây dựng như pháo đài bảo vệ hòn đảo, bên trong có nhiều cổ vật bao gồm một bia khắc đá bí ẩn nói về vị chủ nhân lẫy lừng nhất của pháo đài - vua cướp biển khét tiếng Glauketis, từng hoạt động vào thế kỷ 4 trước Công Nguyên.
Cận cảnh "đảo kho báu" ở Hy Lạp và tấm bia mang thông tin về vua cướp biển - (Ảnh: BỘ VĂN HÓA HY LẠP).
Những dòng chữ cho biết vua cướp biển Glauketis thời bấy giờ nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều dân cư trong vùng, nhưng cuối cùng đã bị chính quyền Athen đánh bại. Trong quãng thời gian lẫy lừng của mình, ông đã hùng cứ hòn đảo này và rất nhiều đảo lân cận.
Pháo đài gồm 15 căn phòng rộng rãi bên trong những bức tường đá khổng lồ, đồng thời là cửa ngõ dẫn dến cảng biển trọng yếu. Người xây nên nó là đế chế Byzantine cổ đại.
Các cổ vật được khai quật trên đảo - (Ảnh: BỘ VĂN HÓA HY LẠP).
Ngoài vua hải tặc, nhiều con người thuộc những đế chế khác nhau từng ngự trị trên hòn đảo này liên tục từ thế kỷ thứ 12 trước Công Nguyên đến thế kỷ thứ 7 sau Công Nguyên, khi dịch bệnh buộc những cư dân cuối cùng rời khỏi đảo.
Một kiến trúc đặc biệt khác, xưa cũ hơn cũng được tìm thấy gần đó: một tòa vương cung thánh đường chắc chắn từng rất lộng lẫy. Những bức tường đá của thánh đường chủ yếu được lấy từ các tòa nhà thời trước, nhưng nhiều cấu trúc được đầu tư bằng các vật liệu đắt giá. Một bàn thờ và nhiều cột đỡ bằng cẩm thạch đã được tìm thấy.
Vương cung thánh đường trên hòn đảo - (Ảnh: BỘ VĂN HÓA HY LẠP).
Trong 2 công trình nói trên, người ta cũng tìm được rất nhiều cổ vật quý giá, nhiều nhất là các mảnh gốm.
Các nhà khảo cổ nhấn mạnh rằng nghiên cứu chỉ mới bắt đầu, dù những gì phát hiện được đã đủ cho thấy hòn đảo là một kho báu khảo cổ vô cùng giá trị. Nhiều cuộc khai quật khác đang được chuẩn bị để đưa ra thế giới trọn vẹn những gì hoang đảo này cất giấu bất lâu.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
