Đào được loài khủng long khổng lồ chưa từng thấy trên thế giới
Một loài khủng long hoàn toàn mới được đặt tên là Meraxes gigas, nặng hơn 4 tấn, đã lộ diện ở Hệ tầng Huincul ở Las Campanas Canyon, tỉnh Neuquén - Argentina.
Nhóm nghiên cứu đa quốc gia dẫn đầu bởi tiến sĩ Juan Canale từ Bảo tàng Cổ sinh vật học Ernesto Bachmann và Trường ĐH Quốc gia Río Negro (Argentina) cho biết dựa trên hộp sọ gần như hoàn chỉnh và một phần bộ xương, họ đã xác định dược loài khủng long mới thuộc về họ Carcharodontosauridae, thuộc nhóm "khủng long chân thú".
Theo Sci-News, Meraxes gigas có vẻ ngoài khá giống T-rex - thành viên nổi tiếng nhất của nhóm khủng long chân thú - với cặp chân sau khỏe mạnh, 2 chi trước teo nhỏ và chiếc đầu lớn mang bộ răng đáng sợ.
Khủng long Meraxes gigas - (Ảnh đồ họa từ Carlos Papolio, thành viên nhóm nghiên cứu)
Kết quả giám định niên đại cho thấy nó đã 94 triệu tuổi, tức sống vào kỷ Phấn Trắng. Con khủng long có kích thước vĩ đại với phần thân dài 11 mét, nặng 4 tấn khi còn sống và là một khủng long ăn thịt dũng mãnh.
Theo tiến sĩ Canale, "cánh tay" teo nhỏ của loài này có thể là công cụ hỗ trợ hành vi sinh sản, ví dụ như ôm con cái trong khi giao phối và hỗ trợ chúng đứng dậy khi bị ngã,
Bộ xương Meraxes gigas là một trong những mẫu vật Carcharodontosauridae hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy ở Nam Bán cầu.
"Điều thú vị là chúng có sơ đồ cơ thể giống với các khủng long bạo chúa như T-rex. Nhưng chúng không đặc biệt liên quan với T-rex. Chúng đến từ các nhánh rất khác nhau của cây gia đình khủng long ăn thịt" - giáo sư Peter Makovicky từ Trường ĐH Minnesota (Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết.
Đây là 1 trong 3 loài khủng long chân thú ăn thịt phát triển với cấu trúc cơ thể gần giống nhau, cho thấy dường như hình thù đó mang đến những lợi thế đặc biệt - bao gồm "cánh tay" teo nhỏ buồn cười và khiến giới khoa học tranh cãi nảy lửa.
Hóa thạch này là một phát hiện rất quý giá của ngành cổ sinh vật học, vì họ khủng long Carcharodontosauridae đã gây tò mò khi các bằng chứng về các loài khác thuộc họ này trước đó cho thấy chúng tiến hóa nhanh đến kinh ngạc, rồi đột ngột biến mất khỏi hồ sơ hóa thạch cũng rất nhanh.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Loài người đang bị teo nhỏ vì nguyên nhân đáng sợ?
55 triệu năm trước, những con ngựa sơ khai đã trải qua giai đoạn cơ thể bị teo nhỏ bất thường. Loài người chúng ta có thể đang bước vào giai đoạn đó bởi một tác nhân khó tưởng tượng.
