Đào đường, bất ngờ "trúng mánh" vì gặp hoàng tử 1.600 tuổi mang mặt nạ vàng
Ngôi mộ của vị hoàng tử bí ẩn có thể được coi là một kho báu vĩ đại với gần 100 món đồ tạo tác bao gồm mặt nạ, vũ khí, trang sức phủ vàng hoặc bằng vàng khảm đá quý.
Điều này có nghĩa là ngôi mộ có rất nhiều giá trị đồ sộ, quý tộc hoặc quan trọng về lịch sử, văn hóa hoặc tôn giáo. Tuy nhiên, điều này chỉ là một truyền thuyết và không có chứng cứ chính xác về việc nó thực sự tồn tại.
Quá trình xây dựng đường cao tốc gần thị trấn Mizil ở phía Đông Nam Romania, cách Biển Đen khoảng 220km, tiếp tục làm lộ diện thêm một di tích khảo cổ gây sốc sau... 900 phát hiện khác.
Lần này, các công nhân đã đào trúng một ngôi mộ bí ẩn ngập đầy kho báu. Hiện trường nhanh chóng được tiếp quản bởi nhóm của tiến sĩ Silviu Ene từ Viện Khảo cổ học Vasile Pârrvan ở Bucharest, Romania.
Các nhà khảo cổ đang làm việc tại mộ phần "hoàng tử chiến binh" - (Ảnh: CNAIR/Vasile Pârvan Institute of Archeology)
Người bên trong vẫn chưa rõ danh tính, nhưng được xác định sơ bộ là một hoàng tử chiến binh thuộc đế chế Hunnic hùng cứ trong khu vực từ khoảng thế kỷ thứ 4 đến thứ 6, tức ngôi mộ sẽ có niên đại khoảng hơn 1.400 - 1.600 năm.
Vị hoàng tử được an táng một cách vô cùng xa hoa: Đeo một chiếc mặt nạ vàng, mang theo bộ vũ khí phủ vàng và hơn 100 món đồ tùy táng phủ vàng hoặc làm bằng vàng ròng khảm đá quý.
Một số vật đáng chú ý trong mộ còn bao gồm các nẹp trang trí được gắn vào cung gỗ - mà phần gỗ có lẽ hư hại từ lâu, các đầu mũi tên sắt và một con dao găm chuôi bọc vàng khảm đá quý được chế tác cực kỳ công phu.
Ngoài ra trong mộ còn có yên ngựa mạ vàng, vạc đồng, một số chiếc đèn gắn tường và nhiều trang sức vàng khác.
Trong mộ cũng chứa bộ xương hoàn chỉnh của chiến binh, hãy còn đeo mặt nạ bằng vàng. Tuy nhiên con ngựa của ông thì các nhà khảo cổ mới chỉ tìm thấy hộp sọ và một phần xương chân.
"Ngôi mộ này có tầm quan trọng lớn bởi vì ngoài kho vật phẩm phong phú, nó còn phát hiện tại một địa điểm có hơn 900 di chỉ khảo cổ khác, bao gồm các hố, nhà cửa và lăng mộ" - tiến sĩ Ene cho biết.
Đế chế Hunnic với những chiến binh Huns huyền thoại là những kỵ sĩ du mục có nguồn gốc từ Trung Á, xâm chiếm vùng viễn Đông suốt thế kỷ thứ 4 và thứ 5 sau Công Nguyên, khiến nhiều dân tộc bản địa phải di cư về phía Tây Âu.
Khu vực này vào thời của vị hoàng tử ban đầu do người La Mã kiểm soát, nhưng họ đã đánh mất vào tay người Huns trước khi những kỵ sĩ dũng mãnh này chiếm cả tỉnh Gaul của Tây La Mã (là nước Pháp và miền Tây nước Đức hiện đại).

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Lời trần tình của kẻ "khai quật mộ cổ"
Nhà khảo cổ kể về trải nghiệm về sự nguy hiểm và thú vui của nghề đào mộ.
