Đảo nhỏ hứng 414 triệu mảnh rác nhựa

Trên bãi biển thuộc quần đảo Cocos (Keeling) ở Ấn Độ Dương, các nhà khoa học tìm thấy 414 triệu mảnh rác nhựa, trong đó là gần... 1 triệu đôi giày và 373.000 bàn chải đánh răng.

Theo báo The Guardian, phát hiện của các nhà hải dương học vừa được đăng tải trên tạp chí Nature. Họ ước tính núi rác khổng lồ ở quần đảo Cocos (thuộc Úc) nặng đến 238 tấn, dù cư dân sinh sống ở đây chỉ 600 người.


Chỉ với dân số 600 người, quần đảo nhỏ Cocos phải hứng hàng trăm tấn rác từ khắp nơi dạt về - (Ảnh: THE GUARDIAN).


Lượng rác khổng lồ tích tụ trên một bãi biển thuộc quần đảo Cocos thuộc Úc - (Ảnh: THE GUARDIAN).

Nghiên cứu tiếp tục đánh động về tình trạng ô nhiễm đại dương với tốc độ cấp số nhân trên toàn cầu, và cả thói quen sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dùng 1 lần.

"Ô nhiễm rác nhựa giờ đây có ở khắp các đại dương, những hòn đảo hẻo lánh thế này là nơi lý tưởng để có một cái nhìn khách quan về lượng rác đang trôi nổi trên toàn cầu" - bà Jennifer Lavers, trưởng nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Tasmania (Úc), cho biết.

Đáng chú ý, các nhà khoa học nhận thấy số rác bị chôn ở độ sâu 10cm dưới bãi cát nhiều hơn 26 lần so với lượng rác nhìn thấy bằng mắt. Điều này gợi ý các nghiên cứu trước đó có thể đánh giá quá thấp mức độ rác tích tụ.

Rác nhựa trên quần đảo Cocos chủ yếu là các vật dụng dùng một lần, như chai lọ, dao nĩa, túi xách, ống hút, bàn chải đánh răng... Nhưng đáng kể nhất là gần 1 triệu đôi giày trôi giạt đến nơi này.

"Quần đảo Cocos (Keeling) được xem là thiên đường hoang sơ cuối cùng của Úc, nguồn thu nhập chính của người dân là du lịch. Tuy nhiên, tác động của ô nhiễm ngày càng khó tránh khỏi... Điều đáng buồn là tình trạng của Cocos không phải độc nhất, các hòn đảo từ Bắc Cực đến Nam Cực đều như vậy" - bà Lavers cảm thán.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hòn đảo

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao

Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
Bão

Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Công thức giữ ấm với 3 lớp áo ngay cả khi trời đổ tuyết

Vào mùa Đông, khi vừa bước chân ra khỏi chiếc giường ấm áp thì điều đầu tiên khiến mọi người bối rối chính là câu hỏi "hôm nay sẽ mặc gì đây?"

Đăng ngày: 20/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News