Đập thủy điện lớn nhất châu Phi công suất hơn 5.000MW
Thủ tướng Ethiopia, Abiy Ahmed, hôm 20/2 ấn nút kích hoạt turbine ở siêu đập GERD, đưa siêu đập thủy điện vào vận hành.
Đập Đại phục hưng Ethiopia (GERD) nhìn từ trên cao. (Ảnh: Opinio Juris)
Đập Đại phục hưng Ethiopia (GERD) nằm ở khu vực Benishangul-Gumuz bên bờ tây sông Nile Xanh, là đập thủy điện lớn nhất châu Phi, theo Phys.org. Là nước đông dân thứ hai ở châu Phi, Ethiopia cũng có lượng điện thâm hụt lớn thứ hai trên châu lục, theo Ngân hàng Thế giới. Dự án khổng lồ này hứa hẹn sẽ cách mạng hóa Ethiopia.
Sau khi hoàn thành, dự án có tổng chi phí 5 tỷ USD, cung cấp 5.150 MW điện, hay 15.759 GW giờ điện mỗi năm. Một phần điện sẽ được xuất khẩu sang các nước láng giềng. Ngoài sản xuất điện, đập GERD sẽ điều phối dòng nước trong vùng, giúp cải thiện nông nghiệp và giảm bốc hơi nước. Đập nước cũng tạo ra hồ chứa 74 tỷ m3 nước. Hồ nước có thể xả lũ ở tốc độ 19.370 m3/giây, giúp thúc đẩy tưới tiêu trên 500.000 ha đất nông nghiệp.
GERD là đập bê tông đầm lăn (RCC), bao gồm hai nhà máy điện, ba đập tràn và một đập phụ, theo Water Technology. Hiện nay, chỉ có một trong 13 turbine của đập đang vận hành, với công suất 375 MW. Turbine tiếp theo sẽ đi vào hoạt động trong vài tháng tới và đập GERD sẽ hoàn thiện vào năm 2024. Dù không lớn như đập Yarlung Tsangpo công suất 60 GW ở Trung Quốc, GERD sẽ góp phần thay đổi cuộc sống của nhiều người dân trong vùng.

Sirindhorn – Trang trại điện mặt trời nổi lớn nhất thế giới
Trang trại điện năng lượng mặt trời nổi lớn nhất thế giới vừa đi vào vận hành tại Thái Lan, với quy mô bằng hơn trăm sân bóng đá cộng lại.

Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã sẵn sàng hoạt động
Các hạng mục chính của Nhà máy điện rác Sóc Sơn đã hoàn tất, sẵn sàng tiếp nhận và xử lý lượng lớn rác thải sinh hoạt mỗi ngày của thủ đô.

Sau Mặt trời, Trung Quốc tiếp tục xây "Mặt Trăng nhân tạo"
Trung Quốc xây dựng một cơ sở nghiên cứu mô phỏng môi trường trọng lực thấp trên Mặt Trăng, lấy cảm hứng từ thí nghiệm sử dụng nam châm để làm ếch bay lơ lửng.

Lò phản ứng hạt nhân dạng module nhỏ đầu tiên phát điện
Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa lò phản ứng hạt nhân module nhỏ vào vận hành thương mại.

Dự án xây trạm Bắc Cực năng lượng xanh đầu tiên trên thế giới
Các nhà khoa học lập dự án xây trạm nghiên cứu vận hành quanh năm ở Bắc Cực nhờ kết hợp giữa năng lượng gió, mặt trời và hydro.

Top 5 điều cần biết về siêu kính viễn vọng James Webb
Sau nhiều thập kỷ chờ đợi, kính viễn vọng không gian mạnh nhất từng được chế tạo sẽ bay lên quỹ đạo vào ngày 25/12, đúng dịp Giáng sinh.
