Đất trên sao Hỏa có khả năng hỗ trợ cho sự sống
Các nhà khoa học của NASA đã rất kinh ngạc khi phát hiện ra rằng đất trên sao Hỏa xem ra có bao hàm các điều kiện cần thiết hỗ trợ cho sự sống, mặc dù cần tiến hành nghiên cứu thêm để chứng minh điều đó.
Các nhà khoa học tham gia Dự án Tàu đổ bộ Sao Hỏa Phoenix đã tìm thấy băng trên hành tinh này cho biết, phân tích ban đầu bằng các công cụ thí nghiệm trên tàu về một mẫu đất được xúc lên bằng cánh tay rôbôt của con tàu cho thấy lớp đất mang tính kiềm nhiều hơn so với suy đoán.
“Về cơ bản chúng tôi đã phát hiện thấy điều gì đó có vẻ như là các điều kiện cần thiết, tức là các chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự sống, có thể là trong quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc tương lai”, Sam Kounaves, Người lãnh đạo phòng thí nghiệm Wet Chemistry Laboratory (Phòng thí nghiệm hóa chất ướt) trên Tàu Phoenix cho biết.
“Đó là một kiểu mẫu đất mà bạn có thể tìm thấy ở sân sau nhà bạn, tức là alkaline. Bạn thực sự có thể trồng được cây măng tây trên đó. Điều đó thực sự hấp dẫn”.
Một centimet khối đất đã được lấy ở độ sâu khoảng 1 insơ bên dưới bề mặt sao Hỏa có độ pH, hay kiềm ở mức 8 hoặc 9. “Chúng tôi tất cả đều sửng sốt về dữ liệu có được”, Kounaves nói. Về câu hỏi liệu có còn nghi ngờ gì về việc có sự sống trên sao Hỏa dưới một hình thức nào đó hay không, Kounaves cho biết các kết quả mới chỉ là sơ bộ và cần tiến hành thêm nhiều phân tích.
![]() |
(Ảnh: AP) |
Con tàu Phoenix trị giá 420 triệu USD đã hạ cánh xuống khu vực cực Bắc của sao Hỏa vào ngày 25/05/2008 sau một cuộc hành trình 10 tháng từ Trái đất. Đây là nỗ lực gần đây nhất của NASA nhằm xác định xem liệu có nước, một thành phần cốt yếu cho sự sống đã từng chảy trên hành tinh này hay không và liệu sự sống, thậm chí là chỉ cần ở dạng các vi khuẩn có tồn tại hoặc đã từng tồn tại hay không.
Theo các nhà khoa học cho biết, tuần trước họ đã có được bằng chứng dứt khoát về sự hiện diện của băng trên hành tinh này qua các bức ảnh đã chụp được cho thấy những mẩu băng tan.
Phân tích về mẫu đất được tiến hành tại Wet chemistry laboratory của con tàu cho thấy nó có tính axit thấp hơn so với sự suy đoán của nhiều nhà khoa học. Mẫu đất còn chứa các vết tích của magiê, natri, kali và các nguyên tố khác, theo các nhà khoa học cho biết.
"Wet Chemistry" (Hóa chất ướt) là một kỹ thuật tiên tiến liên quan đến việc hòa trộn mẫu đất lấy được trên sao Hỏa với nước được mang từ Trái đất lên, với mục đích để khám phá xem những vi khuẩn tự nhiên nào trên sao Hỏa có thể sống, tiếp tục tồn tại và sinh trưởng trên mẫu đất này.
Theo các nhà khoa học cho biết, hàm lượng muối là vừa phải và mức canxi có vẻ thấp nhưng họ cũng cảnh báo rằng thành phần của đất có thể thay đổi ở độ sâu hơn bên dưới bề mặt. Và hiện nay cũng chưa thể phát biểu, mẫu đất này có thể hỗ trợ cho dạng sự sống nào trên sao Hỏa.

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử
Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
