Dấu hiệu độc nhất của mỗi người

Hoa văn ở mống mắt mỗi người là duy nhất, không giống ai; mống mắt trái và phải của cùng một người cũng khác nhau. 

Mống mắt là các cơ điều khiển sự đóng mở của đồng tử, kiểm soát lượng ánh sáng đi vào mắt, có những hoa văn cấu trúc rất nhỏ. Trong khi ADN quyết định màu sắc và cấu trúc của mống mắt thì những vòng xoáy, nếp nhăn tạo nên sự độc đáo của mống mắt được hình thành từ khi mỗi cá thể còn là thai nhi.


Mống mắt mỗi người có những hoa văn không trùng khớp. (Ảnh: Healthy).

Võng mạc

Trên võng mạc có một mạng lưới các mạch máu sắp xếp ngẫu nhiên, do đó không có hai người nào trên thế giới có võng mạc giống nhau. Các bác sĩ thường quan sát võng mạc để phát hiện những triệu chứng đầu tiên ở một số bệnh nhân tiểu đường, huyết áp cao, não bộ suy giảm.

Vành tai

Các nếp gấp và đường rãnh ở vành tai mỗi người đều khác nhau. Các nhà khoa học Anh đã thiết kế một thuật toán có thể nhận biết từng cá nhân, xác định thành công một người bất kỳ trong nhóm 250 người bằng cách phân tích hình ảnh phản xạ ánh sáng của vành tai, tỷ lệ chính xác là 99,6%. Yahoo, một trong những nhà phát triển phần mềm lớn trên thế giới, từng nghiên cứu phát triển công nghệ mở khóa điện thoại thông minh bằng cách quét vành tai.

Lưỡi

Giống như dấu vân tay, lưỡi có hình dạng và kết cấu riêng, những vết chấm nhỏ và các đường vân trên bề mặt lưỡi được phân bổ theo cách không trùng khớp với bất kỳ ai. Sự sắp xếp các vết chấm và vân lưỡi hầu như không thay đổi theo thời gian do được bảo vệ trong khoang miệng. Các nhà khoa học đang nghiên cứu thiết kế ảnh lưỡi 3D để hỗ trợ nhận dạng.

Hàm răng

Răng không chỉ chứa thông tin ADN, các hồ sơ nha khoa thường được sử dụng để xác định hài cốt người, mà còn có mô hình độc nhất không trùng khớp với bất kỳ ai trên thế giới. Sự độc đáo này do thói quen mỗi người, như nghiến chặt hàm, nghiến răng, chơi nhạc cụ như sáo, kèn,... hình thành. Những tác động bên ngoài này khiến răng bị bào mòn, do đó không ai có hàm răng giống nhau, kể cả những cặp sinh đôi.

Dấu vân môi

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Forensic Dental Sciences phát hiện những nếp nhăn nhỏ trên môi cũngđộc nhất như các hoa văn trên ngón tay, ngón chân. Dựa vào đặc tính này, môn khoa học hình sự đã nghiên cứu ứng dụng vào thực tế đời sống, từ đó phá được nhiều vụ án hình sự. Tòa án Mỹ từng sử dụng dấu vân môi để điều tra tội phạm.

Dấu vân chân


Dấu vân chân, vân tay được hình thành từ tháng thứ 4 của thai kỳ, là đặc điểm nhân dạng độc đáo của mỗi người. (Ảnh: Healthy).

Dấu vân chân hình thành, phát triển ở thai nhi trong giai đoạn 13 - 19 tuần tuổi. Giống như dấu vân tay, vân chân cũng có hoa văn và không thay đổi trong suốt cuộc đời. Một số nhà khoa học cho rằng dấu vân chân là một cách tốt để lưu lại sinh trắc học cá nhân vì dấu vân chân ít có khả năng bị làm mờ, con người thường sử dụng tay trần trong sinh hoạt hàng ngày, trong khi phần lớn thời gian đeo dày dép khi di chuyển.

Kẻ gian thường để lại hiện trường dấu vân tay, Cục Điều tra Liên bang đã duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia liên kết 66 triệu người với dấu vân tay của họ, nhưng không có dữ liệu nào lưu lại dấu vân chân. Trong một vụ án kinh điển, tòa án Scotland đã kết tội thành công tên trộm lén vào một cửa tiệm bánh mỳ chỉ sau 15 phút nhờ dấu vân chân lưu lại trên cửa số nhà hàng của hắn.

Giọng nói

Dù không thật sự là một bộ phận trên cơ thể, song giọng nói là một đặc điểm độc nhất của mỗi người, bằng chứng là công nghệ nhận dạng giọng nói ngày nay cũng đã không còn xa lạ. Cao độ, âm độ giọng nói có thể dễ dàng nhận biết, song một số đặc điểm khác như độ dày của giọng nói, giọng mũi... khó phát hiện hơn. Giọng nói độc đáo của từng người là sự kết hợp của một phần di truyền (như chiều dài cổ và chiều rộng của họng) và một phần học được (như cách làm tròn môi, cách phát âm nguyên âm).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Kích thước não có quyết định trí thông minh?

Sự tiến hoá phần lớn không phải được điều khiển bởi bộ não. Tiêu chuẩn thông thường nhất để đánh giá về trí thông minh của động vật, mối liên hệ giữa kích thước não và kích thước cơ thể, có lẽ sẽ không là tiêu chuẩn để đánh giá sự tiến hoá như người ta vẫn nghĩ trước đây.

Đăng ngày: 19/04/2025
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu

Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

7 lời khuyên sử dụng dầu ăn tốt cho sức khỏe

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, trong mỗi gia đình nên có hai loại dầu ăn để sử dụng cho các loại thực phẩm khác nhau.

Đăng ngày: 16/04/2025
Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Nắng nóng dễ bị bệnh gì?

Tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, nhồi máu cơ tim, đột quỵ là bệnh dễ xảy ra trong thời tiết nắng nóng kéo dài hiện nay.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News