Đâu là nguyên nhân khiến nền cộng hòa La Mã cổ đại sụp đổ?
Các nhà khoa học cho rằng sự kiện núi lửa phun trào cách đây 2.500 năm đã gây ra thảm họa khí hậu toàn cầu dẫn đến nạn đói tràn lan vào năm 43 trước Công nguyên.
Các nhà khoa học cho rằng đã xác định được một vụ núi lửa phun trào thời cổ đại.
Sự kiện núi lửa Okmok trên một hòn đảo ở vùng Alaska phun trào vào năm 43 trước Công nguyên được các học giả gọi là “Okmok II”. Thảm họa này đã khiến tro bụi che phủ bầu trời, ánh sáng mặt trời không chiếu rọi được đến mặt đất và mọi thứ trở nên nguội lạnh. Theo các nhà khoa học, chính vì thế vùng Địa Trung Hải đã trải qua một mùa hè năm 43 đó lạnh giá nhất trong suốt hai thiên niên kỷ qua.
Sự kiện này xảy ra trùng thời điểm lãnh tụ người La Mã tên là Julius Caesar bị ám sát vào năm 44 trước Công nguyên. Các văn bản cổ xưa nói về thời gian này đều đề cập đến thời tiết lạnh giá bất thường, mùa màng thất bát, nạn đói, dịch bệnh và bất ổn.
Nghiên cứu tìm hiểu các mẫu vật lấy từ lõi băng.
Ngày nay, các nhà nghiên cứu cho rằng tất cả những yếu tố đó đã dẫn đến sự sụp đổ của nền Cộng hòa La Mã. Họ dựa vào các nghiên cứu về tro núi lửa đã cũ, hay còn gọi là mạt vụn núi lửa, tìm thấy trong các lõi băng ở Bắc Cực.
Đồng tác giả của nghiên cứu, Tiến sĩ Gill Plunkett, nhà khảo cổ học của Trường đại học Belsfast của Nữ hoàng, Ireland, cho biết nhóm nghiên cứu đã so sánh dấu vết hóa chất của mạt vụn núi lửa tìm thấy trong băng với mạt vụn lấy từ các núi lửa được cho đã phun trào vào thời gian đó và rõ ràng là các mạt vụn trong băng chính là tro bụi của Okmok II.
Núi lửa Okmok phun trào không phải là điều tồi tệ duy nhất xảy ra với nền Cộng hòa La Mã khi đó. Vụ ám sát Julius Caesar cũng dẫn đến tình hình rối ren về tranh giành quyền lực và cuối cùng Đế chế La Ma đã hình thành và chế ngự thế giới.
Một trong những sự khác biệt cơ bản của hai hệ thống chính trị này là Cộng hòa La Mã được dẫn dắt bởi các cá nhân được bầu ra trong khi Đế chế La Mã do các “nhà độc tài” nắm quyền. Đế chế La Mã tiếp tục trở thành một trong những nhà nước quyền lực nhất mà thế giới từng chứng kiến.
Suốt một thời gian dài, các nhà sử học nghi ngờ việc núi lửa phun trào là nguyên nhân của thời kỳ băng giá được nhắc đến trong các văn bản cổ nhưng họ không có bằng chứng, mãi đến ngày nay khi nhóm nghiên cứu của Tiến sĩ Gill Plunkett đưa ra kết quả chứng minh cho điều đó.
Vụ nổ núi lửa xảy ra ngay trước vụ ám sát Julius Caesar.
Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu tìm thấy một lớp băng cổ được bảo quản rất tốt ở Bắc Cực và quyết định sẽ tìm hiểu về lớp băng này. Họ đã sử dụng phương pháp hóa phân tích để xác định hai vụ nổ núi lửa, một trong hai vụ này chính là sự kiện Okmok II.
Lõi băng chứa tro bụi cổ đại.
Sau đó nhờ các phân tích sâu hơn, như là nghiên cứu vòng đời của cây, cũng xác nhận các phát hiện này là chính xác.
Từ đó các nhà nghiên cứu kết luận rằng trong hai năm sau vụ nổ núi lửa, người cổ đại đã trải qua những mùa hè và mùa thu có nhiệt độ thấp hơn bình thường khoảng 7°C. Bên cạnh đó, khí hậu cũng vô cùng ẩm ướt.
Tất cả những yếu tố đó phù hợp với các bằng chứng khác nói về giai đoạn lịch sử đó và thậm chí sự kiện núi lửa phun trào còn được nhắc đến gắn liền với hiện tượng kỳ lạ trong khí quyển. Cùng một lúc bầu trời xuất hiện 3 mặt trời, mặt trời tối sầm và các quầng mặt trời được coi là những điềm báo xấu.
Nghiên cứu mới này đã giải thích cho các hiện tượng đó và giúp chúng ta hiểu hơn về thời kỳ mờ tối trong lịch sử La Mã. Các nhà nghiên cứu đã công bố kết quả này trên tập san Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia, Anh.